Loading

15:22 - 14/11/2024

Tiêu chuẩn kỹ sư hạng 3 có bỏ chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư hạng 3 hay không?

Tiêu chuẩn kỹ sư hạng 3 có bỏ chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư hạng 3 không. Khi nào điều chỉnh, sửa đổi Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV

Nội dung chính

    Tiêu chuẩn kỹ sư hạng 3 có bỏ chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư hạng 3 hay không?

    Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV có quy định như sau:
    Điều 10. Kỹ sư (hạng III) - Mã số: V.05.02.07

    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    a) Có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ;

    b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

    c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

    d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư (hạng III).
    Như vậy, theo quy định hiện hành, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng kỹ sư hạng III vẫn có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư hạng III.

    (Tiêu chuẩn kỹ sư hạng 3 có bỏ chứng chỉ bồi dưỡng kỹ sư hạng 3 hay không?)

    Khi nào điều chỉnh, sửa đổi Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV?

    Tại Khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định:

    1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

    Như vậy, đối với Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV, vấn đề điều chỉnh, bổ sung được thực hiện khi nhà làm luật cảm thấy văn bản không còn phù hợp với thực tiễn.  Việc sửa đổi, thay thế, bãi bỏ sẽ được thực hiện bởi chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền.

    saved-content
    unsaved-content
    163