Loading

08:05 - 18/12/2024

Trình tự, thủ tục thanh tra lại theo quy định mới nhất như thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại?

Trình tự, thủ tục thanh tra lại theo quy định mới nhất như thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại?

Nội dung chính

    Trình tự, thủ tục thanh tra lại theo quy định mới nhất ra sao?

    Trình tự, thủ tục thanh tra lại được quy định tại Điều 21 Nghị định 43/2023/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    Trình tự, thủ tục thanh tra lại
    1. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra lại được quy định như sau:
    a) Ban hành quyết định thanh tra;
    b) Công bố quyết định thanh tra;
    c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
    d) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
    đ) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
    e) Báo cáo kết quả thanh tra;
    g) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
    h) Ban hành kết luận thanh tra;
    i) Công khai kết luận thanh tra.
    2. Việc thực hiện trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra lại quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại các mục 2, 3 và 4 của Chương IV Luật Thanh tra.

    Như vậy, trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo 09 bước sau:

    - Bước 1: Ban hành quyết định thanh tra

    - Bước 2: Công bố quyết định thanh tra

    - Bước 3: Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

    - Bước 4: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra

    - Bước 5: Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu

    - Bước 6: Báo cáo kết quả thanh tra

    - Bước 7: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

    - Bước 8: Ban hành kết luận thanh tra

    - Bước 9: Công khai kết luận thanh tra.

    Nội dung cụ thể từng bước sẽ được thực hiện theo mục 2, mục 3 và mục 4 Chương IVLuật Thanh tra 2022.

    Trình tự, thủ tục thanh tra lại theo quy định mới nhất như thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại?

    Trình tự, thủ tục thanh tra lại theo quy định mới nhất như thế nào? Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại?

    Căn cứ để thực hiện thanh tra lại được xác định ra sao?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Thanh tra 2022, có 05 căn cứ để thực hiện thanh tra lại.

    Cụ thể:

    - Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục;

    - Có sai lầm trong áp dụng pháp luật khi kết luận;

    - Nội dung kết luận không phù hợp với chứng cứ thu thập trong quá trình tiến hành thanh tra;

    - Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

    - Đối tượng thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.

    Việc xác định các căn cứ nêu trên được hướng dẫn tại Điều 19 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:

    Căn cứ thanh tra lại
    Căn cứ thanh tra lại theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Thanh tra, cụ thể như sau:
    1. Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến sai lệch về nội dung của kết luận thanh tra bao gồm: không xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; không thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; không kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; không có báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra.
    2. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra bao gồm: áp dụng không đúng quy phạm của pháp luật hoặc áp dụng văn bản pháp luật đã hết hiệu lực dẫn đến sai lệch về nội dung của kết luận thanh tra.
    3. Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến việc đánh giá không đúng, tăng nặng, giảm nhẹ hoặc bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra hoặc kiến nghị xử lý không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đã được phát hiện.
    4. Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các thông tin, tài liệu, chứng cứ của cuộc thanh tra hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ việc.
    5. Cơ quan thanh tra cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra theo nội dung ghi trong quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra trước đó.

    Như vậy, việc thanh tra lại được thực hiện khi xác định được 01 trong 05 căn cứ nêu trên.

    Thời gian thực hiện thanh tra lại là bao lâu?

    Căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:

    Thời hạn thanh tra lại
    1. Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 45 ngày.
    2. Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 30 ngày.

    Như vậy, thời gian thực hiện thanh tra lại là 45 ngày đối với cuộc thanh tra Chính phủ, 30 ngày đối với cuộc thanh tra Bộ, tỉnh.

    Ai có thẩm quyền quyết định thanh tra lại?

    Thẩm quyền thanh tra lại được quy định tại Điều 18 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:

    Thẩm quyền thanh tra lại
    1. Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
    2. Chánh Thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương, của cơ quan khác thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc đã có kết luận của Thanh tra sở thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
    3. Chánh Thanh tra tỉnh quyết định thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện) khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

    Theo đó, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm, các đối tượng sau có quyền quyết định thanh tra lại:

    - Tổng Thanh tra Chính phủ đối với vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh.

    - Chánh Thanh tra Bộ đối với vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và tương đương, của cơ quan khác thuộc bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Thanh tra sở.

    - Chánh Thanh tra tỉnh đối với vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra huyện.

    saved-content
    unsaved-content
    67