Loading

09:42 - 11/11/2024

Vượt tàu khi không phát tín hiệu trong hành trình luồng hẹp có được không?

Vượt tàu khi không phát tín hiệu trong hành trình luồng hẹp có được không? Mức xử phạt đối với hành vi không phát tín hiệu mà vượt tàu như thế nào? Tôi được biết tàu thuyền đi trong luồng hẹp thì được phép vượt tàu. Vậy tôi có vượt tàu phía trước khi thấy khoảng cách vượt an toàn mà không cần phát tín hiệu cho tàu đó được không?

Nội dung chính

    Vượt tàu khi không phát tín hiệu trong hành trình luồng hẹp có được không?

    Căn cứ Khoản 5 Điều 9 Thông tư 19/2013/TT-BGTVT quy định về hành trình trong luồng hẹp như sau:

    5. Tàu thuyền vượt trong luồng hay luồng hẹp:

    a) Trong luồng hay luồng hẹp chỉ được phép vượt khi tàu thuyền bị vượt đã điều động để cho phép vượt an toàn, tàu thuyền có ý định vượt phải báo bằng âm hiệu thích hợp với ý định của mình theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Thông tư này. Tàu thuyền bị vượt nếu đồng ý phải phát âm hiệu thích hợp theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 34 của Thông tư này và phải điều động để cho tàu thuyền kia vượt qua an toàn. Nếu còn thấy nghi ngờ có thể phát âm hiệu quy định tại khoản 4 Điều 34 của Thông tư này;

    b) Điều này không miễn trừ cho tàu thuyền vượt phải tuân theo các yêu cầu tại Điều 13 của Thông tư này.

    Căn cứ Khoản 3 Điều 34 Thông tư trên quy định về tín hiệu điều động và tín hiệu cảnh báo như sau:

    3. Khi tàu thuyền nhìn thấy nhau bằng mắt thường trong luồng hẹp hoặc kênh đào thì:

    a) Tàu thuyền có ý định vượt tàu thuyền khác như đã quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 của Thông tư này phải báo ý định của mình bằng còi theo các tín hiệu sau:

    Hai tiếng còi dài và tiếp theo là một tiếng còi ngắn (--.) có nghĩa là: "Tôi có ý định vượt về bên mạn phải tàu thuyền của anh";

    Hai tiếng còi dài và tiếp theo hai tiếng còi ngắn (--..) có nghĩa là: "Tôi có ý định vượt về bên mạn trái tàu thuyền của anh";

    b) Tàu thuyền sắp bị vượt phải điều động đúng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 và phải báo động sự đồng ý cho tàu thuyền vượt bằng tín hiệu gồm 4 tiếng còi :1 dài, 1 ngắn, 1 dài, 1 ngắn (-.-.).

    Theo đó, khi vượt trong hành trình luồng hẹp thì bạn phải phát tín hiệu theo quy định trên và phải được sự đồng ý của tàu bị vượt.

    Mức xử phạt đối với hành vi không phát tín hiệu mà vượt tàu

    Căn cứ Điều 20 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định bảo đảm an toàn hàng hải như sau:

    1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện vi phạm các quy tắc hành trình sau đây:

    a) Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các loại tín hiệu theo quy định;

    b) Không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không đặt dấu hiệu báo hiệu các đảo nhân tạo hoặc các công trình trên biển;

    b) Làm dịch chuyển hoặc làm mất tác dụng của báo hiệu hàng hải.

    3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển gây tai nạn hàng hải nghiêm trọng.

    4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tàu thuyền không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển gây tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

    Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị định trên quy định như sau:

    2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, nếu bạn vượt mà không sử dụng tín hiệu để xin phép thì sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    151
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ