Loading

14:32 - 09/11/2024

Xử lý như thế nào khi bị trả lại hàng hóa đã xuất hóa đơn GTGT?

Công ty cung cấp hàng hóa cho Công ty hoạt động trong dịch vụ bưu chính viễn thông và là công ty trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Theo đơn đặt hàng định kỳ, công ty sẽ cung cấp 03 loại sản phẩm mỗi tháng kèm theo đó là xuất 03 hóa đơn GTGT cho 03 sản phẩm này. Nhưng do tháng này công ty viễn thông còn dư nhiều nên chỉ tiếp nhận 02 trong số 03 sản phẩm và trả lại 01 sản phẩm. Xin hỏi, đối với hóa đơn GTGT của sản phẩm được trả lại, chúng tôi phải xử lý ra sao?

Nội dung chính

    Xử lý như thế nào khi bị trả lại hàng hóa đã xuất hóa đơn GTGT?

    Tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

    - Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

    - Hướng dẫn xử lý đối với hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

    Tại Điểm 2.8 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

    - Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).

    Trường hợp người mua là đối tượng không có hoá đơn, khi trả lại hàng hoá, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hoá đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hoá đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập”.

    Đồng thời Công văn 1657 TCT/DNNN năm 2004 cũng đã hướng dẫn thực hiện hóa đơn GTGT với các công ty trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.

    Theo đó, từ ngày 1/6/2016, các cơ sở y tế công lập khi thực hiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thì sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP; Nghị định 04/2014/NĐ-CPThông tư 39/2014/TT-BTC.

    Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu trên, đề nghị Công ty trình bày rõ lý do tại sao công ty viễn thông chỉ có nhu cầu sử dụng 2 sản phẩm nhưng Công ty lại xuất 3 sản phẩm và bị trả lại 1 sản phẩm, kèm theo hồ sơ, tài liệu cụ thể và liên hệ với Cục Thuế để được hướng dẫn thực hiện.

    Trên đây là nội dung tư vấn.

    saved-content
    unsaved-content
    126
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ