Loading

19:03 - 18/12/2024

Xử lý thế nào khi cá nhân có 2 mã số thuế? Cách hủy mã số thuế TNCN trực tuyến?

Tổ chức, cá nhân có được có 2 mã số thuế không? Xử lý thế nào khi cá nhân có 2 mã số thuế? Cách hủy mã số thuế TNCN trực tuyến?

Nội dung chính

    Tổ chức, cá nhân có được có 2 mã số thuế không?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc cấp mã số thuế được quy định như sau:

    Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
    3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
    a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
    b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
    c) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
    d) Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
    đ) Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
    e) Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

    Như vậy, việc cấp mã số thuế đối với các đối tượng được quy định cụ thể, gồm:

    (1) Đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác

    - Được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

    - Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc.

    - Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;

    (2) Đối với cá nhân

    - Được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó.

    - Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

    (3) Đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

    - Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

    Như vậy, tổ chức, cá nhân không thể có 2 mã số thuế mà chỉ được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời (cá nhân); sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế (tổ chức).

    Xử lý thế nào khi cá nhân có 2 mã số thuế? Cách hủy mã số thuế TNCN trực tuyến?

    Xử lý thế nào khi cá nhân có 2 mã số thuế? Cách hủy mã số thuế TNCN trực tuyến? (Hình từ Internet)

    Xử lý thế nào khi cá nhân có 2 mã số thuế?

    Theo điểm b Khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc cấp mã số thuế như sau: 

    Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
    b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước

    Như vậy, mỗi cá nhân chỉ có 01 mã số thuế duy nhất, trường hợp cá nhân có 02 mã số thuế thu nhập cá nhân, có thể do bản thân đã sử dụng 02 số CMND hoặc CCCD để đăng ký mã số. Trong trường hợp này, chỉ sử dụng mã số thuế đầu tiên và huỷ mã số thuế đăng ký sau.

    Cách hủy mã số thuế TNCN trực tuyến khi cá nhân có 2 mã số thuế?

    Để hủy mã số thuế cá nhân thứ hai trực tuyến, người yêu cầu xóa MST có thể tham khảo các bước thực hiện dưới đây:

    Người nộp thuế (Đã đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử và có chữ ký số) thực hiện xóa mã số thuế cá nhân theo hướng dẫn dưới đây:

    Bước 1: Truy cập vào trang Thuế điện tử của Tổng cục thuế theo đường dẫn https://thuedientu.gdt.gov.vn/ => [Cá nhân]

    Xử lý thế nào khi cá nhân có 2 mã số thuế? Cách hủy mã số thuế TNCN trực tuyến?

    Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản hoặc đăng ký nếu chưa có tài khoản

    Xử lý thế nào khi cá nhân có 2 mã số thuế? Cách hủy mã số thuế TNCN trực tuyến?

    Bước 3: Chọn mục [Đăng ký thuế] và chọn tiếp mục [Kê khai và nộp hồ sơ đăng ký thuế]

    Xử lý thế nào khi cá nhân có 2 mã số thuế? Cách hủy mã số thuế TNCN trực tuyến?

    Bước 4: Chọn điền tờ khai chấm dứt hiệu lực mã số thuế - mẫu 24/ĐK-TCT Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

    Xử lý thế nào khi cá nhân có 2 mã số thuế? Cách hủy mã số thuế TNCN trực tuyến?

    Bước 5: Điền tờ khai và đính kèm tài liệu tương ứng.

    Xử lý thế nào khi cá nhân có 2 mã số thuế? Cách hủy mã số thuế TNCN trực tuyến?

    Bước 6: Gửi hồ sơ bằng chữ ký số và chờ xác nhận của cơ quan thuế.

    Như vậy, người nộp thuế thực hiện các bước như trên để hủy mã số thuế thứ hai trong trường hợp có 02 mã số thuế. 

    saved-content
    unsaved-content
    130