Loading

17:49 - 08/01/2025

Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các cấp là gì?

Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các cấp theo Chương trình giáo dục phổ thông là gì?

Nội dung chính

    Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các cấp là gì?

    Căn cứ theo Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các cấp theo Chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu cần đạt như sau:

    Năng lực

    Cấp tiểu học

    Cấp trung học cơ sở

    Cấptrung học phổ thông

    Nhận ra ý tưởng mới

    Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.

    Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

    Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.

    Phát hiện và làm rõ vấn đề

    Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi.

    Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.

    Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

    Hình thành và triển khai ý tưởng mới

    Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện.

    Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác; hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất.

    Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh; đánh giá rủi ro và có dự phòng.

    Đề xuất, lựa chọn giải pháp

    Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.

    Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.

    Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.

    Thiết kế và tổ chức hoạt động

    - Xác định được nội dung chính và cách thức hoạt động để đạt mục tiêu đặt ra theo hướng dẫn.

    - Nhận xét được ý nghĩa của các hoạt động.

    - Lập được kế hoạch hoạt động với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.

    - Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.

    - Đánh giá được sự phù hợp hay không phù hợp của kế hoạch, giải pháp và việc thực hiện kế hoạch, giải pháp.

    - Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp;

    - Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động.

    - Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao.

    - Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.

    Tư duy độc lập

    Nêu được thắc mắc về sự vật, hiện tượng xung quanh; không e ngại nêu ý kiến cá nhân trước các thông tin khác nhau về sự vật, hiện tượng; sẵn sàng thay đổi khi nhận ra sai sót.

    Biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

    Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.

    Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các cấp là gì?

    Yêu cầu cần đạt đối với năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh các cấp là gì? (Hình từ Internet)

    Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là năng lực cốt lõi của học sinh các cấp đúng không?

    Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 10 các năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học bao gồm:

    - 03 Năng lực chung của học sinh:

    + Năng lực tự chủ và tự học

    + Năng lực giao tiếp và hợp tác

    + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

    - 07 Năng lực đặc thù của học sinh

    + Năng lực ngôn ngữ

    + Năng lực tính toán

    + Năng lực khoa học

    + Năng lực công nghệ

    + Năng lực tin học

    + Năng lực thẩm mĩ

    + Năng lực thể chất

    Theo đó, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cũng là năng lực cốt lõi của học sinh.

    Độ tuổi của học sinh các cấp học Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

    Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
    1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
    a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
    b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
    c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
    2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
    a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
    b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
    ...

    Theo đó độ tuổi học sinh các cấp như sau:

    LỚP HỌC

    TUỔI

    Lớp 1

    6 tuổi

    Lớp 2

    7 tuổi

    Lớp 3

    8 tuổi

    Lớp 4

    9 tuổi

    Lớp 5

    10 tuổi

    Lớp 6

    11 tuổi

    Lớp 7

    12 tuổi

    Lớp 8

    13 tuổi

    Lớp 9

    14 tuổi

    Lớp 10

    15 tuổi

    Lớp 11

    16 tuổi

    Lớp 12

    17 tuổi

    Lưu ý: Trừ trường hợp học sinh lưu ban hoặc nhập học sớm/muộn hơn độ tuổi quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    42
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ