Loading

10:08 - 11/11/2024

Yêu cầu đối với tuyến cáp treo ngoại vi viễn thông

Liên quan đến vấn đề quy định kỹ thuật đối với cáp treo ngoại vi viễn thông, tôi có thắc mắc như sau: Theo quy định mới nhất thì tuyến cáp treo ngoại vi viễn thông phải đáp ứng yêu cầu gì? Mong ban biên tập hỗ trợ.

Nội dung chính

    Yêu cầu đối với tuyến cáp treo ngoại vi viễn thông

    Theo Tiết 2.1.4 Tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định yêu cầu đối với tuyến cáp treo ngoại vi viễn thông như sau:

    - Yêu cầu chung

    + Tuyến cáp treo phải thẳng (nếu điều kiện địa hình, không gian cho phép).

    + Tuyến cáp phải đi ngoài phạm vi giới hạn an toàn của các công trình khác như đường sắt, đường ô tô, đê điều, nhà máy, hầm mỏ, khu vực quân sự, sân bay... Khi tuyến cáp đi trong phạm vi an toàn của các công trình thì phải được sự đồng ý của đơn vị chủ quản công trình.

    + Cáp treo qua các cột có lắp đặt thiết bị điện (trạm biến áp, thiết bị đóng cắt, tụ bù) phải được lồng trong ống cách điện (để bảo vệ) và phải đi vòng phía dưới đảm bảo an toàn cách điện cho cáp.

    + Cáp vượt qua đường giao thông, qua cầu, qua sông trên sợi cáp tại vị trí thấp nhất phải treo biển báo độ cao.

    + Khi treo cáp không được phép quấn xung quanh thân cột.

    + Cáp dự phòng sau khi đã trừ đoạn cáp từ điểm bắt đầu trên cột xuống tới mặt đất, phần còn lại có chiều dài tối đa không quá 10 m, tất cả phần cáp dự phòng được quấn thành đường tròn (đường kính nhỏ hơn 0,6 m) đưa vào mặt sau của cột và được cố định chắc chắn, mỹ quan vào thân cột, điểm thấp nhất của vòng tròn cáp dự phòng cách mặt đất tối thiểu là 3 m. Khoảng cách giữa 02 vòng tròn cáp của 01 chủ sở hữu cáp tối thiểu 200 m.

    + Không treo tủ hoặc hộp cáp, bộ chia tín hiệu, măng sông, cáp dự phòng trên cột điện cao thế 110 KV trở lên, cây xanh, cột có lắp các thiết bị điện (trạm biến áp, thiết bị đóng cắt, tụ bù).

    + Cáp viễn thông treo phải gắn thẻ sở hữu tại các vị trí phù hợp (như cột góc, cáp qua đường...), theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT. Khoảng cách tối đa giữa 2 thẻ không quá 300 m.

    + Tại những nơi có tuyến cáp treo (có trước), việc xây dựng đường dây tải điện phía trên phải tính toán để đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật về điện lực, áp dụng các biện pháp phòng chống ảnh hưởng để đảm bảo đường dây tải điện không gây ảnh hưởng nguy hiểm, ảnh hưởng nhiễu sang tuyến cáp treo và đảm bảo an toàn đường dây tải điện bị đứt.

    - Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất giữa cáp treo đến các công trình kiến trúc khác, tính ở điểm treo cáp thấp nhất theo quy định của các ngành, đơn vị quản lý công trình theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP , Nghị định số 14/2014/NĐ-CP và Nghị định số 56/2018/NĐ-CP.

    - Yêu cầu về khoảng cách giữa cáp treo và công trình kiến trúc khác

    Khoảng cách ngang nhỏ nhất từ cáp treo đến các công trình kiến trúc khác theo quy định tại Bảng 1.

    Bảng 1 - Khoảng cách ngang nhỏ nhất từ cáp treo đến các công trình kiến trúc khác

    Loại kiến trúc

    Khoảng cách (m)

    Đường cột treo cáp tới nhà cửa và các vật kiến trúc khác (*)

    3,5

    Đường cột treo cáp tới mép vỉa hè, mép đường bộ (*)

    0,5

    Từ cáp tới các cành cây gần nhất (*)

    0,5

    CHÚ THÍCH: (*) Không bắt buộc nếu điều kiện địa hình, không gian không cho phép. Trường hợp lắp đặt cáp dọc tường nhà trạm viễn thông, tường nhà cao tầng có nhiều chủ sử dụng, phải chuyển sang đi cáp ngầm, đặt cáp trong ống nhựa gắn vào tường hoặc đặt trong thang cáp).

    saved-content
    unsaved-content
    166