Loading


Ai có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu? Đối tượng nào được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?

Ai có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu? Đối tượng nào được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu? Các hành vi nào là hành vi cản trở hoạt động đấu thầu?

Nội dung chính

    Ai có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu 2023 có quy định như sau:

    Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu

    1. Trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

    a) Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm a, g, h, i và k khoản 1 Điều 7 của Luật này;

    b) Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải thông tin quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 7 của Luật này. Đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, bên mời thầu phải đăng tải các thông tin quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 7 của Luật này bằng tiếng Việt và tiếng Anh; đối với thông tin quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 của Luật này, bên mời thầu đăng tải bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh;

    c) Nhà thầu có trách nhiệm cập nhật, đăng tải thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà thầu, trong đó bao gồm thông tin quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này.

    ...

    Như vậy, trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu thuộc về chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu.

    Trong đó:

    - Chủ đầu tư có trách nhiệm đăng tải:

    + Thông tin về dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

    + Kết quả lựa chọn nhà thầu.

    + Thông tin chủ yếu của hợp đồng.

    + Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu.

    + Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu.

    - Bên mời thầu có trách nhiệm đăng tải:

    + Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển.

    + Thông báo mời thầu.

    + Danh sách ngắn.

    + Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và các nội dung sửa đổi, làm rõ hồ sơ (nếu có).

    - Nhà thầu có trách nhiệm cập nhật, đăng tải thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình vào cơ sở dữ liệu nhà thầu, bao gồm thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu.

    Đối tượng nào được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu?

    Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Đấu thầu 2023 quy định đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

    - Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam

    - Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

    - Nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu

    - Nhà thầu nước ngoài liên danh với nhà thầu trong nước mà nhà thầu trong nước đảm nhận từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu

    - Nhà thầu trong nước tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh với nhà thầu trong nước khác khi tham dự đấu thầu quốc tế

    - Nhà thầu là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    - Nhà thầu là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật

    - Nhà thầu có sử dụng số lượng lao động nữ từ 25% trở lên; số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên; số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên.

    Ai có trách nhiệm đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu? Đối tượng nào được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu? (Hình từ Internet)

    Các hành vi nào là hành vi cản trở hoạt động đấu thầu?

    Căn cứ khoản 3 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu:

    Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu

    ...

    5. Cản trở bao gồm các hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

    b) Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

    c) Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu;

    d) Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu;

    đ) Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

    ...

    Theo đó, các hành vi cản trợ hoạt động đấu thầu, bao gồm:

    - Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật.

    - Đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

    - Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu, nhà đầu tư trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

    - Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu.

    - Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu.

    - Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

     

    saved-content
    unsaved-content
    717