Loading


Ai có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng?

Ai có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình

Nội dung chính

    Ai có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 109 Luật Xây dựng 2014, quy định về yêu cầu đối với công trường xây dựng cụ thể như sau:

    Yêu cầu đối với công trường xây dựng
    1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:
    a) Tên, quy mô công trình;
    b) Ngày khởi công, ngày hoàn thành;
    c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;
    d) Bản vẽ phối cảnh công trình.
    2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ chức quản lý. Nội dung quản lý công trường xây dựng bao gồm:
    a) Xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công trường với bên ngoài;
    b) Việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng;
    c) Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công;
    d) Trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác.
    3. Nhà thầu thi công xây dựng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện ra vào công trường, tập kết và xử lý chất thải xây dựng phù hợp, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh khu vực công trường xây dựng.

    Như vậy, chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng

    Theo đó, nội dung biển báo công trình tại công trường xây dựng báo gồm:

    - Tên, quy mô công trình;

    - Ngày khởi công, ngày hoàn thành;

    - Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;

    - Bản vẽ phối cảnh công trình.

    Ai có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng?

    Ai có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng? (Hình từ Internet)

    Quyền của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình

    Căn cứ tại khoản 1 tại Điều 112 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi Khoản 41 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định quyền của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình như sau như sau:

    - Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;

    - Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; xem xét, chấp thuận biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường do nhà thầu trình;

    - Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;

    - Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môi trường;

    - Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;

    - Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 2 tại Điều 112 Luật Xâydựng 2014, quy định về nghĩa vụ của đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình như sau:

    - Lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và công việc thi công xây dựng;

    - Phối hợp, tham gia với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng xây dựng để bàn giao cho nhà thầu thi công xây dựng;

    - Tổ chức giám sát và quản lý chất lượng trong thi công xây dựng phù hợp với hình thức quản lý dự án, hợp đồng xây dựng;

    - Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;

    - Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình;

    - Thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động xây dựng để kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;

    - Xem xét, quyết định các đề xuất liên quan đến thiết kế của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng;

    - Lưu trữ hồ sơ xây dựng công trình;

    - Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

    - Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

    - Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    56