Loading


Ai có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng?

Ai có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng? Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Ai có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 109 Luật Xây dựng 2014, quy định về yêu cầu đối với công trình xây dựng như sau:

    Yêu cầu đối với công trường xây dựng
    1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng. Nội dung biển báo gồm:
    a) Tên, quy mô công trình;
    b) Ngày khởi công, ngày hoàn thành;
    c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tổ chức thiết kế xây dựng và tổ chức hoặc cá nhân giám sát thi công xây dựng;
    d) Bản vẽ phối cảnh công trình.
    2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ chức quản lý. Nội dung quản lý công trường xây dựng bao gồm:
    a) Xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công trường với bên ngoài;
    b) Việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng;
    c) Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công;
    d) Trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác.
    3. Nhà thầu thi công xây dựng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện ra vào công trường, tập kết và xử lý chất thải xây dựng phù hợp, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh khu vực công trường xây dựng.

    Như vậy, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ đầu tư tổ chức quản lý.

    Theo đó, nội dung quản lý công trường xây dựng bao gồm:

    - Xung quanh khu vực công trường xây dựng phải có rào ngăn, trạm gác, biển báo dễ nhìn, dễ thấy để bảo đảm ngăn cách giữa phạm vi công trường với bên ngoài;

    - Việc bố trí công trường trong phạm vi thi công của công trình phải phù hợp với bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng thi công được duyệt và điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng;

    - Vật tư, vật liệu, thiết bị chờ lắp đặt phải được sắp xếp gọn gàng theo thiết kế tổng mặt bằng thi công;

    - Trong phạm vi công trường xây dựng phải có các biển báo chỉ dẫn về sơ đồ tổng mặt bằng công trình, an toàn, phòng, chống cháy, nổ và các biển báo cần thiết khác.

    Ai có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng?

    Ai có trách nhiệm quản lý toàn bộ công trường xây dựng? (Hình từ Internet)

    Nhà thầu thi công xây dựng có những quyền nào?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 113 Luật Xây dựng 2014, quy định về quyền của nhà thầu thi công xây dựng như sau:

    - Từ chối thực hiện những yêu cầu trái pháp luật;

    - Đề xuất sửa đổi thiết kế xây dựng cho phù hợp với thực tế thi công để bảo đảm chất lượng và hiệu quả;

    - Yêu cầu thanh toán giá trị khối lượng xây dựng hoàn thành theo đúng hợp đồng;

    - Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng;

    - Yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên giao thầu xây dựng gây ra;

    - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

    Nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 113 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về nghĩa vụ vủa nhà thầu thi công xây dựng cụ thể như sau:

    - Chỉ được nhận thầu thi công xây dựng, công việc phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của mình và thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết;

    - Lập và trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường;

    - Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường;

    - Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và thiết lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình;

    - Tuân thủ yêu cầu đối với công trường xây dựng;

    - Chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên liệu, vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng do mình cung cấp sử dụng vào công trình;

    - Quản lý lao động trên công trường xây dựng, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường;

    - Lập bản vẽ hoàn công, tham gia nghiệm thu công trình;

    - Bảo hành công trình;

    - Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không bảo đảm yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;

    - Chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây dựng theo thiết kế, kể cả phần việc do nhà thầu phụ thực hiện (nếu có); nhà thầu phụ chịu trách nhiệm về chất lượng đối với phần việc do mình thực hiện trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

    - Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    35