Loading


Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có được đề xuất phương án với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền không?

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có được đề xuất phương án với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền không và phải đáp ứng những điều kiện gì?

Nội dung chính

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có được đề xuất phương án với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền không?

    Căn cứ theo Điều 69 Luật Xây dựng 2014 về quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
    1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các quyền sau:
    a) Thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư;
    b) Đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền;
    c) Thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận.
    2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có các nghĩa vụ sau:
    a) Thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự án trong phạm vi được ủy quyền;
    b) Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng;
    c) Báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án;
    d) Chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án;
    đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có quyền đề xuất phương án với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có được đề xuất phương án với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền không?

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng có được đề xuất phương án với chủ đầu tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền không? (Hình từ Internet)

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng những điều kiện gì?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 152 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 54 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về điều kiện ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cần đáp ứng quy định như sau:

    - Có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hoặc của chủ đầu tư đối với Ban quản lý dự án do mình thành lập

    - Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án theo quy mô, loại dự án

    - Có cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý dự án; có trụ sở, văn phòng làm việc ổn định

    - Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng, cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của công tác quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, có kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án

    Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành có được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công không?

    Căn cứ theo Điều 62 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 về hình thức tổ chức quản lý đầu tư như sau:

    Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
    1. Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
    a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;
    b) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;
    c) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;
    d) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.
    2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.
    3. Ban quản lý dự án, tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 152 của Luật này.
    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành được áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công khi người quyết định đầu tư giao quản lý thực hiện đồng thời hoặc liên tục các dự án thuộc cùng chuyên ngành hoặc trên cùng một địa bàn.

    saved-content
    unsaved-content
    27