Loading


Báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư trong công an nhân dân của chủ đầu tư được thực hiện ra sao?

Báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư trong công an nhân dân của chủ đầu tư được thực hiện ra sao?

Nội dung chính

    Báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư trong công an nhân dân của chủ đầu tư được thực hiện ra sao?

    Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư trong công an nhân dân của chủ đầu tư được quy định tại Điều 16 Thông tư 59/2017/TT-BCA về quy định giám sát và đánh giá đầu tư trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, theo đó: 

    Việc đánh giá dự án của chủ đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP; đối với các dự án có phân kỳ đầu tư theo giai đoạn thì chủ đầu tư phải thực hiện đánh giá giữa kỳ khi kết thúc từng giai đoạn thực hiện. Trường hợp cần thiết khi có biến động, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án, người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định chủ đầu tư thực hiện các loại đánh giá khác.

    Chủ đầu tư có thể đề xuất, báo cáo người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn đánh giá dự án đầu tư1. Chủ đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

    - Báo cáo quý I, 6 tháng, quý III và báo cáo năm gửi Cục Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục Tài chính và đơn vị quản lý chuyên ngành để theo dõi;

    - Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt đầu tư dự án. Nội dung báo cáo theo các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này;

    - Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án gửi Cục Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục Tài chính và đơn vị quản lý chuyên ngành để theo dõi;

    - Khi điều chỉnh dự án, chủ đầu tư phải lập báo cáo giám sát đầu tư gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, Cục Kế hoạch và đầu tư để tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh và gửi Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục Tài chính để theo dõi;

    - Khi kết thúc dự án, chủ đầu tư phải báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, Cục Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục Tài chính và đơn vị quản lý chuyên ngành để theo dõi;

    - Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện theo quy định và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, Cục Kế hoạch và đầu tư, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục Tài chính;

    - Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, ngoài việc gửi báo cáo tới các đơn vị được quy tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này, chủ đầu tư phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, năm và báo cáo quy định tại các điểm c, d và đ khoản này.

    Thời hạn báo cáo:

    - Gửi báo cáo khi trình phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án;

    - Gửi báo cáo trước khi khởi công dự án 15 ngày;

    - Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh dự án;

    - Gửi báo cáo kết thúc đầu tư trước khi bắt đầu bàn giao, khai thác, vận hành dự án 15 ngày;

    - Gửi báo cáo quý trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo;

    - Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;

    - Gửi báo cáo năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;

    - Chủ đầu tư có thể có báo cáo đột xuất về giám sát, đánh giá đầu tư khi cần thiết và khi có yêu cầu của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và Cục Kế hoạch và đầu tư.

    Chủ đầu tư thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá theo các biểu mẫu được ban hành theo Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát và đánh giá đầu tư và mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

     

    saved-content
    unsaved-content
    32