Loading


Biện pháp và nguyên tắc xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Theo quy định hiện nay thì biện pháp xử lý rủi ro gồm những biện pháp nào và nguyên tắc xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Biện pháp và nguyên tắc xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định 30/2016/NĐ-CP thì biện pháp và nguyên tắc xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội như sau:

    Biện pháp xử lý rủi ro:

    - Gia hạn nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư khi đến hạn thu hồi trong thời gian tối đa không quá 03 năm, tùy theo từng trường hợp cụ thể;

    - Khoanh nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ tiền đầu tư và tiền lãi phát sinh khi đến hạn thu hồi trong thời gian nhất định và không tính lãi đối với số tiền (gốc) chưa thu trong thời gian được khoanh nợ; thời hạn khoanh nợ tối đa không quá 03 năm;

    - Xóa lãi là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không thu một phần hoặc toàn bộ tiền lãi đầu tư của bên có liên quan khi đến hạn thanh toán;

    - Bán nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển giao quyền chủ nợ đối với Khoản đầu tư bị rủi ro cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ, được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua, bán nợ. Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng, trong đó xác định rõ giá bán nợ, chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ và các thỏa thuận khác có liên quan. Trường hợp số tiền thu được của bên mua nợ nhỏ hơn số tiền bị rủi ro (nếu có), thì số chênh lệch này được xử lý theo quy định tại Điểm đ Khoản này;

    - Xóa gốc là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không thu một phần hoặc toàn bộ tiền gốc đầu tư của bên có liên quan. Nguồn bù đắp xóa nợ được trích từ quỹ dự phòng rủi ro theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

    Nguyên tắc xử lý rủi ro:

    - Khoản đầu tư được thực hiện theo đúng thẩm quyền và phương thức đầu tư quy định tại Nghị định này;

    - Có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh Khoản đầu tư bị rủi ro do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư (tiền gốc, lãi);

    - Việc xử lý rủi ro được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự và quy định của pháp luật;

    - Một Khoản đầu tư bị rủi ro có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Khoản 2 Điều này.

     

    saved-content
    unsaved-content
    1