Loading


Bộ Tài chính, cơ quan được ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài có trách nhiệm như thế nào?

Trách nhiệm của Bộ Tài chính, cơ quan được ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định như thế nào? Có phải theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay không?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Bộ Tài chính, cơ quan được ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018 thì trách nhiệm của Bộ Tài chính, cơ quan được ủy quyền cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

    - Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại của bên vay lại;

    - Hoàn thiện hồ sơ pháp lý, quản lý, xử lý tài sản thế chấp và các tài sản khác do bên vay lại dùng để bảo đảm tiền vay;

    - Áp dụng biện pháp, chế tài theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn cho vay lại, bao gồm các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan từ bên vay lại theo quy định trong hợp đồng cho vay lại;

    - Định kỳ hoặc theo yêu cầu, cung cấp thông tin, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn vay lại cho cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin, báo cáo;

    - Đối với cơ quan cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, sau khi đã áp dụng các biện pháp, chế tài mà không thu hồi được một phần hoặc toàn bộ vốn cho vay lại, bao gồm các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan thì cơ quan cho vay lại phải trả nợ thay cho bên vay lại.

    saved-content
    unsaved-content
    30