Loading


Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gì trong việc cho thuê nhà ờ xã hội?

Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gì trong việc cho thuê nhà ờ xã hội?

Nội dung chính

    Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gì trong việc cho thuê nhà ờ xã hội?

    Căn cứ theo Điều 43 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở xã hội do cá nhân đầu tư xây dựng như sau:

    (1) Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng nhà ở (báo cáo bằng văn bản) về địa điểm xây dựng; tiến độ thực hiện; quy mô, số lượng căn hộ, trong đó bao gồm: Số căn hộ để cho thuê; thời gian bắt đầu cho thuê, để Ủy ban nhân dân cấp xã công bố công khai thông tin tại trụ sở của xã, phường để chính quyền địa phương và người dân biết để thực hiện theo dõi, giám sát.

    (2) Trên cơ sở các thông tin về nhà ở xã hội trên địa bàn đã được công bố theo quy định; người có nhu cầu đăng ký thuê nhà ở xã hội nộp giấy xác nhận đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an cho cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

    (3) Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ đăng ký của các đối tượng có nhu cầu, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội ký Hợp đồng thuê nhà ở với người thuê nhà. Đồng thời có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân cấp xã Danh sách đối tượng thuê nhà ở xã hội để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra (hậu kiểm).

    Do đó, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng nhà ở bằng văn bản về những nội dung như sau:

    - Địa điểm xây dựng;

    - Tiến độ thực hiện;

    - Quy mô, số lượng căn hộ, trong đó bao gồm:

    + Số căn hộ để cho thuê;

    + Thời gian bắt đầu cho thuê, để Ủy ban nhân dân cấp xã công bố công khai thông tin tại trụ sở của xã, phường để chính quyền địa phương và người dân biết để thực hiện theo dõi, giám sát.

    Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gì trong việc cho thuê nhà ờ xã hội?

    Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gì trong việc cho thuê nhà ờ xã hội? (Hình từ Internet)

    Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên cho thuê nhà ở xã hội là gì?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên cho thuê nhà ở xã hội như sau:

    - Phải thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng cho thuê nhà ở đã ký kết;

    - Được quyền chấm dứt Hợp đồng thuê nhà ở xã hội theo thỏa thuận trong Hợp đồng đã ký;

    - Tổ chức thành lập Ban quản trị và xây dựng Bản nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đối với nhà ở xã hội là nhà chung cư;

    - Đối với trường hợp cho thuê nhà ở xã hội, bên cho thuê được quyền thu hồi lại nhà ở cho thuê khi chấm dứt Hợp đồng thuê nhà ở, nhưng phải thông báo cho bên thuê biết trước ít nhất một tháng và phải trả lại cho bên thuê tiền đặt cọc, tiền thuê nhà đã trả trước (nếu có) theo thỏa thuận trong Hợp đồng thuê nhà;

    - Thu các khoản phí dịch vụ liên quan đến quản lý, sử dụng nhà ở xã hội theo đúng thỏa thuận trong Hợp đồng đã ký và Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư trong trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư;

    - Phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý các hành vi vi phạm và giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việc mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội;

    - Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên thuê nhà ở xã hội là gì?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 45 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên thuê nhà ở xã hội như sau:

    - Được quyền chấm dứt Hợp đồng thuê nhà ở xã hội theo thỏa thuận trong Hợp đồng đã ký kết;

    - Phải thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trong Hợp đồng thuê nhà ở xã hội đã ký kết và Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư trong trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư;

    - Bên thuê phải chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý các hành vi vi phạm và giải quyết các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến việc thuê nhà ở xã hội và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

    - Đối với nhà ở xã hội để cho thuê, bên thuê có trách nhiệm phải trả lại nhà cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong Hợp đồng thuê nhà đã ký kết;

    + Trường hợp bên thuê đơn phương chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn thì phải thông báo cho bên cho thuê biết trước ít nhất một tháng;

    + Nếu bên thuê đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời hạn thuê theo Hợp đồng thì được nhận lại số tiền thuê đã thanh toán của thời hạn thuê còn lại và nhận lại khoản tiền đã đặt cọc (nếu có), trừ trường hợp đơn phương chấm dứt Hợp đồng do một bên vi phạm dẫn đến phải xử lý tiền đặt cọc theo Bộ luật Dân sự;

    + Bên thuê được quyền mua nhà ở đang thuê nếu chủ sở hữu thực hiện bán nhà ở theo quy định tại Nghị định 100/2024/NĐ-CP và pháp luật về nhà ở có liên quan;

    + Không được tự ý bảo trì, cải tạo nhà ở cho thuê, sử dụng nhà ở thuê vào mục đích khác, cho người khác thuê lại hoặc cho mượn nhà ở;

    + Không được chuyển nhượng Hợp đồng thuê nhà ở hoặc hoán đổi nhà ở thuê cho người khác nếu không được sự đồng ý của bên cho thuê;

    - Trường hợp hết hạn Hợp đồng mà bên thuê vẫn thuộc đối tượng và đủ điều kiện được thuê nhà ở xã hội thì các bên thỏa thuận để ký tiếp Hợp đồng thuê nhà ở;

    + Trước khi hết hạn Hợp đồng thuê ba tháng, nếu bên thuê vẫn còn nhu cầu thuê nhà ở và không vi phạm các trường hợp thuộc diện phải chấm dứt Hợp đồng thuê nhà ở theo thỏa thuận trong Hợp đồng thuê nhà đã ký thì được quyền ký tiếp Hợp đồng thuê nhà ở mới hoặc được gia hạn Hợp đồng thuê nhà ở xã hội;

    - Người thuê nhà ở xã hội có trách nhiệm nộp trước cho bên cho thuê nhà một khoản tiền đặt cọc theo thỏa thuận của hai bên, nhưng tối đa không vượt quá 3 tháng, tối thiểu không thấp hơn 01 tháng tiền thuê nhà ở để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của người thuê nhà.

    - Cho phép bên cho thuê và bên thuê nhà ở xã hội được thỏa thuận khoản tiền đặt cọc cao hơn mức nộp quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định 100/2024/NĐ-CP nhưng không vượt quá 50% giá trị của nhà ở cho thuê.

    + Trong trường hợp bên thuê nộp khoản tiền đặt cọc theo quy định tại khoản này thì được giảm giá cho thuê nhà ở hoặc không phải đóng tiền thuê nhà ở trong một thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận.

    - Trường hợp là các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 4 và khoản 11 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 thì không bắt buộc phải nộp tiền đặt cọc khi thuê nhà ở xã hội.

    saved-content
    unsaved-content
    32