Loading


Các hoạt động chính tổ chức trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ở cấp Bộ, ngành, địa phương là gì?

Tôi có một cơ sở kinh doanh thực phẩm nên rất quan tâm nội dung này. Các hoạt động chính tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ở cấp Bộ, ngành, địa phương là gì?

Nội dung chính

    Các hoạt động chính tổ chức trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ở cấp Bộ, ngành, địa phương được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (Có hiệu lực từ 06/04/2017), theo đó:

    Điều 4. Nội dung hoạt động của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
    Tập trung vào tổ chức, thực hiện các hoạt động cụ thể để triển khai chủ đề của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, các yêu cầu, chỉ đạo, định hướng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động; các mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
    Khuyến khích tổ chức các hoạt động trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lồng ghép, gắn kết với các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng, chống biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy nổ, hoạt động của Tháng công nhân.
    Các hoạt động chính tổ chức trong Tháng hành động gồm:
    1. Ở cấp Bộ, ngành, địa phương
    a) Tổ chức các hoạt động truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động
    - Xây dựng, gửi, phát các thông điệp, khẩu hiệu triển khai chủ đề và nội dung của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến chủ đề, nội dung Tháng hành động cho các cơ quan thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các báo, đài, internet, điện thoại di động, các trang mạng xã hội.
    - Xây dựng các hướng dẫn, tài liệu, sản phẩm truyền thông mẫu; in ấn, phát hành áp phích, băng rôn, khẩu hiệu; tổ chức các hoạt động chiếu phim tuyên truyền, hướng dẫn về kỹ năng, quy trình làm việc an toàn cho người lao động; tổ chức các đoàn xe tuyên truyền lưu động về an toàn, vệ sinh lao động.
    b) Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
    Lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động của quốc gia được tổ chức tại một địa phương trọng điểm và do Bộ Lao động - Thương binh xã hội phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trọng điểm tổ chức.
    Các bộ, ngành, địa phương tổ chức Lễ phát động hoặc các hoạt động cụ thể để hưởng ứng Tháng hành động phù hợp với điều kiện, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
    Lễ phát động có sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội có liên quan; đại diện các doanh nghiệp, người lao động, sinh viên, học sinh trên địa bàn địa phương.
    Chương trình của Lễ phát động gồm các nội dung chính sau: thông tin tổng quan về thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phát động và truyền tải thông điệp Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động.
    c) Kiểm tra, thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động
    Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoặc liên ngành về an toàn, vệ sinh lao động. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào các yêu cầu, chỉ đạo theo chủ đề phát động của Tháng hành động năm đó; các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; các ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ, rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
    d) Phát động các chiến dịch, phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động
    Hằng năm hoặc theo từng giai đoạn, các bộ, ngành, địa phương tổ chức phát động các chiến dịch, phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động trong Tháng hành động nhằm thúc đẩy việc triển khai, thực thi Luật an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh và cộng đồng xã hội.
    Nội dung các chiến dịch, phong trào thi đua cần hướng đến các mục tiêu, giải pháp về cải thiện điều kiện lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thúc đẩy xây dựng văn hóa phòng ngừa, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.
    đ) Khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động
    Các bộ, ngành, địa phương căn cứ Luật thi đua khen thưởng và tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị tổ chức khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc về an toàn, vệ sinh lao động trong Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động.
    Đối với các hình thức khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc đề xuất Chính phủ khen thưởng về an toàn, vệ sinh lao động: các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động lập hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy trình, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục An toàn lao động) trước ngày 30/01 hằng năm.
    e) Tổ chức một số hoạt động chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động
    Tổ chức một số hoạt động chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện cụ thể từng năm như: tổ chức tọa đàm, đối thoại chính sách, hội nghị, hội thảo chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức các hoạt động tư vấn, tập huấn, huấn luyện về nghiệp vụ, kỹ năng làm việc an toàn; tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
    g) Tổ chức một số hoạt động khác như: thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ lồng ghép các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức thăm quan các mô hình, cơ sở sản xuất kinh doanh điển hình trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.

    Trên đây là trả lời về Các hoạt động chính tổ chức trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động ở cấp Bộ, ngành, địa phương, được quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BLĐTBXH. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

    saved-content
    unsaved-content
    23
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ