Các khu công nghiệp phải được quy hoạch dựa trên yếu tố gì?
Nội dung chính
Các khu công nghiệp phải được quy hoạch dựa trên yếu tố gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1.5.3 mục 1.5 Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD về quy định chung quy định như sau:
1. QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.5 Yêu cầu chung
...
1.5.3 Yêu cầu về định hướng tổ chức không gian cấp vùng (huyện, liên huyện)
- Các phân vùng trong đồ án quy hoạch phải được đề xuất dựa trên các đặc trưng về cảnh quan thiên nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội, môi trường và sinh thái vùng;
- Phân vùng phải lồng ghép với các giải pháp kiểm soát quản lý theo các mức độ: khu vực ưu tiên cho xây dựng (đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp...), khu vực hạn chế xây dựng (nông, lâm nghiệp, bảo tồn, cảnh quan tự nhiên), khu vực cấm xây dựng (vùng cách ly, an toàn, bảo vệ các di sản, di tích...);
- Hệ thống các đô thị trong vùng phải đảm bảo có khả năng phát triển, mở rộng, thỏa mãn các yêu cầu về môi trường, an toàn cho định cư. Đô thị phải liên kết thuận lợi với các đô thị khác và với các vùng nông thôn;
- Hệ thống điểm dân cư nông thôn trong vùng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, ngành nghề sản xuất, hình thái định cư theo đặc trưng từng vùng miền và đảm bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai;
- Các khu công nghiệp phải được quy hoạch dựa trên tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; tiết kiệm quỹ đất, ưu tiên sử dụng đất hoang hóa, hạn chế chuyển đổi đất nông nghiệp; không gây ô nhiễm đến các vùng lân cận;
- Các vùng bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên phải đảm bảo gìn giữ được tính toàn vẹn các giá trị đặc trưng của tài nguyên, phát huy được tiềm năng để phát triển kinh tế và thuận lợi trong quản lý, bảo vệ;
- Hệ thống hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ...) và hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo mọi người dân trong vùng (dân cư đô thị và nông thôn) đều được sử dụng thuận lợi và dễ dàng tiếp cận.
...
Như vậy, các khu công nghiệp phải được quy hoạch dựa trên các yếu tố sau:
- Tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Tiết kiệm quỹ đất.
- Ưu tiên sử dụng đất hoang hóa.
- Hạn chế gây ô nhiễm đến các vùng lân cận.
Các khu công nghiệp phải được quy hoạch dựa trên yếu tố gì? (Hình từ Internet)
Khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT) trong khu công nghiệp thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.5.2 mục 2.5 Điều 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD về quy định kỹ thuật quy định như sau:
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.5 Yêu cầu về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao
...
2.5.2 Khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT)
- Phải đảm bảo khoảng cách ATMT của các đối tượng gây ô nhiễm trong khu công nghiệp, kho tàng và cụm công nghiệp là các nhà xưởng sản xuất, kho chứa vật liệu, thành phẩm, phế thải có tính chất độc hại và các công trình phụ trợ có phát sinh chất thải ngoài dân dụng khác;
- Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu công nghiệp, kho tàng và cụm công nghiệp với chiều rộng ≥ 10 m;
- Trong khoảng cách ATMT chỉ được quy hoạch đường giao thông, bãi đỗ xe, công trình cấp điện, hàng rào, cổng, nhà bảo vệ, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải (XLNT), trạm XLNT, trạm trung chuyển chất thải rắn (CTR), cơ sở xử lý CTR và các công trình công nghiệp và kho tàng khác;
- Trong khoảng cách ATMT không được bố trí các công trình dân dụng.
...
Theo đó, khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT) trong khu công nghiệp được quy định như sau:
- Đảm bảo khoảng cách an toàn:
Phải đảm bảo khoảng cách ATMT giữa các đối tượng gây ô nhiễm, bao gồm các nhà xưởng sản xuất, kho chứa vật liệu, thành phẩm, phế thải có tính chất độc hại và các công trình phụ trợ phát sinh chất thải không phải chất thải dân dụng, với các khu vực khác.
- Bố trí dải cây xanh cách ly:
Khu công nghiệp, kho tàng, và cụm công nghiệp phải có dải cây xanh cách ly xung quanh, với chiều rộng tối thiểu là 10 m.
- Quy hoạch sử dụng trong khoảng cách ATMT:
Trong khoảng cách ATMT, chỉ được phép quy hoạch các công trình như:
+ Đường giao thông, bãi đỗ xe.
+ Công trình cấp điện, hàng rào, cổng, nhà bảo vệ.
+ Trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải, trạm xử lý nước thải (XLNT).
+ Trạm trung chuyển chất thải rắn (CTR), cơ sở xử lý CTR.
+ Các công trình công nghiệp và kho tàng khác.
- Cấm bố trí công trình dân dụng:
Không được bố trí các công trình dân dụng trong phạm vi khoảng cách ATMT, nhằm đảm bảo an toàn và tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu công nghiệp với chiều rộng bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục 2.5.2 mục 2.5 Điều 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD về quy định kỹ thuật quy định như sau:
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.5 Yêu cầu về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao
...
2.5.2 Khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT)
- Phải đảm bảo khoảng cách ATMT của các đối tượng gây ô nhiễm trong khu công nghiệp, kho tàng và cụm công nghiệp là các nhà xưởng sản xuất, kho chứa vật liệu, thành phẩm, phế thải có tính chất độc hại và các công trình phụ trợ có phát sinh chất thải ngoài dân dụng khác;
- Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu công nghiệp, kho tàng và cụm công nghiệp với chiều rộng ≥ 10 m;
- Trong khoảng cách ATMT chỉ được quy hoạch đường giao thông, bãi đỗ xe, công trình cấp điện, hàng rào, cổng, nhà bảo vệ, trạm bơm nước thải, nhà máy xử lý nước thải (XLNT), trạm XLNT, trạm trung chuyển chất thải rắn (CTR), cơ sở xử lý CTR và các công trình công nghiệp và kho tàng khác;
- Trong khoảng cách ATMT không được bố trí các công trình dân dụng.
...
Như vậy, phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu công nghiệp, kho tàng và cụm công nghiệp với chiều rộng ≥ 10 m.