Loading


Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến bảo trì công trình xây dựng gồm đối tượng nào?

Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến bảo trì công trình xây dựng gồm đối tượng nào? Vùng xuất hiện yếu tố nguy hiểm gây thiệt hại cho công trình xây dựng là gì?

Nội dung chính

    Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến bảo trì công trình xây dựng gồm đối tượng nào?

    Căn cứ tiết 1.1.2 tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

    1. QUY ĐỊNH CHUNG
    1.1 Phạm vi điều chỉnh
    1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng.
    1.1.2 Quy chuẩn này áp dụng đối với các hoạt động xây dựng sau:
    1.1.2.1 Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến đào, đắp đất đá, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, bảo trì công trình xây dựng, tháo dỡ, phá dỡ đối với:
    a) Nhà, kết cấu dạng nhà;
    b) Công trình hoặc kết cấu khác, bao gồm: Cầu, đường, hầm; cột, trụ, tháp; bể chứa, silô; tường chắn, đê, đập, kè; kết cấu dạng đường ống và các dạng kết cấu khác được sử dụng cho mục đích dân dụng, sản xuất công nghiệp, cung cấp các tiện ích hạ tầng kỹ thuật, phục vụ giao thông vận tải, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, sử dụng để bảo vệ trước các tác động cực đoan của thiên nhiên, làm các kết cấu tạm phục vụ thi công và các mục đích khác.
    1.1.2.2 Sản xuất, chế tạo, lắp đặt và tháo dỡ các cấu kiện, kết cấu tiền chế ở công trường.
    ...

    Như vậy, các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

    Nhà hoặc kết cấu dạng nhà.

    Công trình hoặc kết cấu khác:

    + Cầu, đường, hầm

    + Cột, trụ, tháp.

    + Bể chứa, silô.

    + Tường chắn, đê, đập, kè.

    Kết cấu dạng đường ống.

    Các dạng kết cấu khác.

    Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến bảo trì công trình xây dựng gồm đối tượng nào?

    Các loại công việc thi công xây dựng liên quan đến bảo trì công trình xây dựng gồm đối tượng nào? (Hình từ Internet)

    Vùng xuất hiện những yếu tố nguy hiểm gây thiệt hại cho con người, công trình xây dựng là gì?

    Căn cứ tiết 1.4.29 tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

    1. QUY ĐỊNH CHUNG
    ...
    1.4 Giải thích từ ngữ
    Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    1.4.29
    Vùng nguy hiểm
    Giới hạn các khu vực trong và xung quanh công trường xây dựng có thể xuất hiện những yếu tố nguy hiểm gây thiệt hại cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện do quá trình thi công xây dựng công trình gây ra, được xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và biện pháp tổ chức thi công xây dựng công trình điểm h khoản 1 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14.
    1.4.30
    Vùng nguy hại
    Vùng hoặc khu vực trên công trường và khu vực lân cận có các yếu tố có hại vượt ngưỡng cho phép hoặc không thỏa mãn các quy định nêu tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan nhưng không đến mức gây tổn thương hoặc tử vong cho người.
    1.4.31
    Yếu tố nguy hiểm
    Yếu tố gây mất an toàn (trực tiếp hoặc gián tiếp), làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động.
    1.4.32
    Yếu tố có hại
    Yếu tố hoặc nguy cơ gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động theo các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và y tế. Các yếu tố có hại cho sức khỏe bao gồm 06 nhóm chính: Vi khí hậu bất lợi; vật lý (ví dụ: tiếng ồn, rung động); bụi các loại; các chất, hóa chất, hơi khí độc; tâm sinh lý và ec-gô-nô-my; tiếp xúc nghề nghiệp.
    ...

    Theo đó, vùng xuất hiện những yếu tố nguy hiểm gây thiệt hại cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, hoặc phương tiện tại công trường xây dựng được gọi là vùng nguy hiểm.

    Theo định nghĩa, đây là các khu vực trong và xung quanh công trường, nơi tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm do quá trình thi công công trình gây ra.

    Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm đối với công trình xây dựng trong tuân thủ quy chuẩn 18:2021/BXD thế nào?

    Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2021/BXD về An toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định như sau:

    4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
    4.1 Các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động xây dựng quy định tại 1.1.2 phải tuân thủ các quy định của quy chuẩn này và có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến các nội dung thực hiện ĐBAT theo quy định của pháp luật.
    4.2 Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, về ATVSLĐ, về bảo vệ môi trường, về y tế, về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, về hóa chất ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm tổ chức kiểm tra sự tuân thủ quy chuẩn này trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
    4.3 Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, về ATVSLĐ, về bảo vệ môi trường, về y tế, về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, về hóa chất ở địa phương có trách nhiệm phối hợp ban hành các quy định liên quan đến công việc ĐBAT cho người làm việc ở công trường xây dựng và người ở khu vực lân cận công trường xây dựng phù hợp với các điều kiện tự nhiên, sinh vật, khí hậu, thiên tai và khả năng cung cấp các dịch vụ cho y tế, cứu nạn, cứu hộ tại địa phương.
    4.4 Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vướng mắc, mọi ý kiến gửi về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) để được hướng dẫn và xử lý.

    Như vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm đối với công trình xây dựng thông qua việc tổ chức kiểm tra sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật liên quan. Cụ thể:

    - Tổ chức kiểm tra tuân thủ quy chuẩn.

    - Phối hợp với các lĩnh vực liên quan.

    - Giám sát trên địa bàn.

    saved-content
    unsaved-content
    72