Loading


Cập nhật bảng giá đất tỉnh Cao Bằng mới nhất hiện nay

Cập nhật bảng giá đất tỉnh Cao Bằng mới nhất hiện nay. Trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố từ 01/01/2026 được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Cập nhật bảng giá đất tỉnh Cao Bằng mới nhất hiện nay

    Tính tới thời điểm, ngày 12/12/2024, HĐND tỉnh Cao Bằng chưa ban hành văn bản điều chỉnh bảng giá đất tỉnh Cao Bằng theo Luật Đất đai 2024 nên vẫn áp dụng theo bảng giá đất tại Nghị Quyết 33/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng áp dụng từ ngày 01/01/2020.

    Bảng giá đất tỉnh Cao Bằng tại Nghị Quyết 33/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng được sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản sau:

    Nghị quyết 58/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Cao Bằng về điều chỉnh, bổ sung một số điều Quy định Bảng giá các loại đất giai đoạn 2020-2024 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Nghị Quyết 33/2019/NQ-HĐND

    Theo đó mức giá đất cao nhất tại Cao Bằng là: 28.800.000đ/m2 và mức giá đất thấp nhất tại Cao Bằng là: 9.000đ/m2

    Tra cứu bảng giá đất tỉnh Cao Bằng online tại đây

    Cập nhật bảng giá đất tỉnh Cao Bằng mới nhất hiện nay

    Cập nhật bảng giá đất tỉnh Cao Bằng mới nhất hiện nay (Hình ảnh từ Internet)

    Trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố từ 01/01/2026 được quy định ra sao?

    Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất
    Việc xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 thực hiện như sau:
    1. Tổ chức thực hiện định giá đất tiến hành xây dựng bảng giá đất như sau:
    a) Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin phục vụ việc xây dựng bảng giá đất theo khu vực, vị trí; việc xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn;
    b) Xác định loại đất, khu vực, vị trí đất tại từng xã, phường, thị trấn đối với khu vực xây dựng bảng giá đất theo khu vực, vị trí; xác định loại đất, tổng số thửa đất, số thửa đất của mỗi loại đất đối với khu vực xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn;
    c) Tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tại cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh; phân tích, đánh giá kết quả thực hiện bảng giá đất hiện hành đối với việc xây dựng bảng giá đất theo khu vực, vị trí;
    d) Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin; thiết lập vùng giá trị; lựa chọn thửa đất chuẩn và xác định giá cho thửa đất chuẩn; lập bảng tỷ lệ so sánh đối với việc xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn;
    đ) Xây dựng dự thảo bảng giá đất và dự thảo Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất.
    2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng dự thảo Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; đăng hồ sơ lấy ý kiến đối với dự thảo bảng giá đất trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời gian 30 ngày; lấy ý kiến bằng văn bản đối với dự thảo bảng giá đất của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan thuế, tổ chức công chứng nhà nước, tổ chức tư vấn xác định giá đất; tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất; chỉ đạo tổ chức thực hiện định giá đất tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo bảng giá đất và Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất.
    3. Sở Tài nguyên và Môi trường trình Hội đồng thẩm định bảng giá đất hồ sơ trình thẩm định bảng giá đất; Hội đồng thẩm định bảng giá đất thực hiện thẩm định bảng giá đất và gửi văn bản thẩm định bảng giá đất về Sở Tài nguyên và Môi trường.
    4. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện tiếp thu, giải trình, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo bảng giá đất theo ý kiến của Hội đồng thẩm định bảng giá đất; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
    5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định bảng giá đất, công bố công khai và chỉ đạo cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

    Theo như quy định trên thì trình tự và thủ tục xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 01/01/2026 được quy định chặt chẽ qua các bước sau:

    (1) Tổ chức thực hiện định giá đất:

    Tiến hành điều tra, khảo sát và thu thập thông tin phục vụ xây dựng bảng giá đất theo khu vực, vị trí và từng thửa đất.

    Xác định loại đất, vị trí, khu vực; thiết lập vùng giá trị và lựa chọn thửa đất chuẩn.

    Tổng hợp, phân tích thông tin, hoàn thiện hồ sơ và xây dựng dự thảo bảng giá đất cùng báo cáo thuyết minh.

    (2) Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường:

    Xây dựng dự thảo Tờ trình về việc ban hành bảng giá đất.

    Lấy ý kiến công khai trong 30 ngày trên trang thông tin điện tử và từ các cơ quan, tổ chức liên quan.

    Tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo bảng giá đất và báo cáo thuyết minh.

    (3) Thẩm định bảng giá đất:

    Sở Tài nguyên và Môi trường trình Hội đồng thẩm định thẩm tra bảng giá đất.

    Hội đồng thẩm định gửi kết quả thẩm định về Sở Tài nguyên và Môi trường để tiếp tục hoàn thiện.

    (4) Phê duyệt và công bố:

    Sở Tài nguyên và Môi trường trình dự thảo hoàn chỉnh lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phê duyệt, công bố công khai và cập nhật bảng giá đất vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

    Bảng giá đất hiện nay được xây dựng theo tiêu chí nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Bảng giá đất
    ...
    2. Bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

    Như vậy, bảng giá đất hiện nay được xây dựng theo khu vực và vị trí. Đối với các khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất, bảng giá đất sẽ được xác định đến từng thửa đất, căn cứ vào vùng giá trị và thửa đất chuẩn.

    saved-content
    unsaved-content
    96