Loading


Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu là những chi phí nào?

Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu là những chi phí nào? Và được quy định tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu là những chi phí nào?

    Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chi trả được quy định tại Điều 4 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, có quy định về chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án phải chi tra bao gồm những khoản chi sau:

    1. Chi phí thông báo về cưỡng chế:
    a) Chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí);
    b) Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác).
    2. Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu; thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
    3. Chi phí cho việc định giá, định giá lại tài sản, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản:
    a) Chi phí định giá, định giá lại tài sản:
    - Chi phí thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản: Giá dịch vụ thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản theo hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá.
    - Chi phí liên quan đến việc định giá trong trường hợp Chấp hành viên thực hiện việc xác định giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12.
    b) Chi bồi dưỡng cho các thành viên họp xác định giá, xác định giá lại tài sản;
    c) Chi giám định tài sản: Chi phí giám định tài sản và một số khoản chi thực tế hợp pháp để thực hiện việc giám định tài sản;
    d) Chi phí bán đấu giá tài sản:
    - Phí bán đấu giá theo quy định và các chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản.
    - Tiền thuê địa điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức tiến hành bán đấu giá tài sản để thi hành án.
    4. Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
    5. Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu:
    a) Chi thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, thuê địa điểm và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu;
    b) Chi bồi dưỡng cho các đối tượng trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu.
    6. Chi tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 43 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sau đây gọi tắt là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP).
    7. Chi phí kê biên, xử lý tài sản quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP tương ứng với tỷ lệ số tiền, tài sản mà họ thực nhận.
    8. Các khoản chi phí khác do pháp luật quy định phục vụ cho cưỡng chế.

    Như vậy, Người phải thi hành án phải chi trả các khoản tiền như chi phí thông báo cưỡng chế, các chi phí liên quan phục vụ quá trình thi hành án, chi phí cho việc giám định, thẩm định, bán đấu giá tài sản, chi phí cho việc bảo quản tài sản, và còn các chi phí liên quan khác theo quy định của pháp luật. 

     

     

    saved-content
    unsaved-content
    35