Loading


Chích điện bắt cá trong ao nhà có bị phạt?

Chích điện bắt cá trong ao nhà có bị phạt?

Nội dung chính

    Chích điện bắt cá trong ao nhà có bị phạt?

    Tại Khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản 2017 có quy định:

    "Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản

    7. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản."

    Như vậy: Pháp luật hiện hành nghiêm cấm thực hiện hành vi dùng xung điện, dòng điện để khai thác nguồn lợi thủy sản.

    Trường hợp cá nhân có hành vi dùng xung điện, dòng điện để khai thác nguồn lợi thủy sản đều bị coi là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

    Theo đó, theo quy định tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị tịch thu công cụ kích điện dùng để khai thác thủy sản và sản phẩm thủy sản khai thác theo quy định của pháp luật.

    Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 103/2013/NĐ-CP có quy định đối với trường hợp cá nhân sử dụng công cụ kích điện để thu hoạch thủy sản tại ao nuôi (của cá nhân đó hoặc của một cá nhân khác) thì không bị xử phạt theo quy định trên.

    Do đó: Đối với trường hợp bạn dùng chích điện để bắt cá trong ao nuôi của cậu ruột thì sẽ không bị xử phạt vì có hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản theo quy định kể trên.

    Tuy nhiên, ở đây lại phát sinh thêm vấn đề là bạn đã bắt cá trong ao nuôi của cậu bạn (cá trong ao nuôi của cậu bạn là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cậu bạn) mà chưa được cậu bạn cho phép bắt. Ở đây có dấu hiệu của hành vi trộm cắp tài sản. Trường hợp nếu bạn bị người khác hoặc cậu của bạn phát hiện và trình báo với cơ quan chức năng (và cậu của bạn xác nhận là không cho phép bạn bắt trong trường hợp có người khác trình báo) thì bạn có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn là có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

    - Trường hợp số lượng cá mà bạn chích trộm có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng nếu trước đây bạn đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi này rồi thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    - Trường hợp hành vi trộm cắp cá của bạn chưa đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (trung bình là 1.500.000 đồng) theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    394