Loading


Có bao nhiêu cấp di sản thiên nhiên? Bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên như thế nào?

Di sản thiên nhiên được phân thành mấy cấp? Bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên gồm nội dung gì và điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên như thế nào?

Nội dung chính

    Có bao nhiêu cấp di sản thiên nhiên?

    Căn cứ khoản 4 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên quy định như sau:

    Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
    4. Căn cứ vào quy mô diện tích, phạm vi ảnh hưởng, ý nghĩa, tầm quan trọng về các giá trị của thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn, di sản thiên nhiên được phân cấp như sau:
    a) Di sản thiên nhiên cấp tỉnh, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; danh lam thắng cảnh là di tích cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; vùng đất ngập nước quan trọng cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; di sản thiên nhiên quy định tại Điều 19 Nghị định này và có ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của địa phương;
    b) Di sản thiên nhiên cấp quốc gia, bao gồm: khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; danh lam thắng cảnh là di tích cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; vùng đất ngập nước quan trọng cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; di sản thiên nhiên quy định tại Điều 19 Nghị định này và ảnh hưởng tích cực, có ý nghĩa, giá trị và tầm quan trọng đối với bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học của quốc gia;
    c) Di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm: danh lam thắng cảnh là di tích cấp quốc gia đặc biệt theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới, công viên địa chất toàn cầu đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận; vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) đã được Ban thư ký Công ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar) công nhận; vườn di sản ASEAN được Ban thư ký ASEAN công nhận và các di sản thiên nhiên được các tổ chức quốc tế công nhận.

    Như vậy, căn cứ vào quy mô diện tích, phạm vi ảnh hưởng, ý nghĩa, tầm quan trọng về các giá trị của thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn, di sản thiên nhiên được phân thành 03 cấp gồm: Di sản thiên nhiên cấp tỉnh; Di sản thiên nhiên cấp quốc gia và Di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt.

    Có bao nhiêu cấp di sản thiên nhiên? Bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên như thế nào?

    Có bao nhiêu cấp di sản thiên nhiên? Bảo vệ môi trường đối với di sản thiên nhiên như thế nào? (Hình từ Internet)

    Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là gì?

    Căn cứ Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên quy định như sau:

    Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
    1. Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.
    2. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.
    3. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.
    4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

    Như vậy, nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên bao gồm:

    - Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được Chính phủ quy định chi tiết.

    - Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là một nội dung của Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

    - Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ di sản thiên nhiên. Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên được hưởng quyền lợi từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo quy định của pháp luật.

    Điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên định kỳ 05 năm một lần được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên quy định như sau:

    Điều tra, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
    1. Điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên bao gồm điều tra, đánh giá định kỳ 05 năm một lần và hoạt động điều tra, đánh giá khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Việc điều tra, đánh giá định kỳ bao gồm các nội dung sau đây:
    a) Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn theo tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên;
    b) Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có tác động xấu đến môi trường di sản thiên nhiên; hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên;
    c) Hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên; thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật;
    d) Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Như vậy, việc điều tra, đánh giá di sản thiên nhiên định kỳ 05 năm một lần cũng như hoạt động điều tra, đánh giá khác theo quy định của pháp luật có liên quan được thực hiện gồm các nội dung sau:

    - Diễn biến môi trường và các giá trị thiên nhiên cần bảo vệ, bảo tồn theo tiêu chí xác lập, công nhận di sản thiên nhiên;

    - Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có tác động xấu đến môi trường di sản thiên nhiên; hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị tài nguyên, dịch vụ hệ sinh thái của di sản thiên nhiên;

    - Hoạt động phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ, bảo tồn các giá trị của thiên nhiên và đa dạng sinh học của di sản thiên nhiên; thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

    - Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    35