Loading


Có cần thông qua Hội nghị nhà chung cư khi Ban quản trị nhà chung cư lựa chọn nhà thầu quản lý nhà chung cư không?

Ban quản trị nhà chung cư lựa chọn nhà thầu quản lý nhà chung cư có cần thông qua Hội nghị nhà chung cư không? Không thông qua Hội nghị nhà chung cư sẽ bị xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Có cần thông qua Hội nghị nhà chung cư khi Ban quản trị nhà chung cư lựa chọn nhà thầu quản lý nhà chung cư không?

    Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 145 Luật Nhà ở 2023 về hội nghị nhà chung cư quy định như sau:

    Hội nghị nhà chung cư
    ...
    3. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Hội nghị nhà chung cư quyết định các vấn đề sau đây:
    ...
    d) Quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp không còn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư hoặc có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhưng không tham gia quản lý vận hành hoặc tham gia quản lý vận hành nhưng không đáp ứng được các yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với Ban quản trị nhà chung cư;
    ...

    Như vậy, quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà nhà chung cư trong trường hợp không còn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở không có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư hoặc có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhưng không tham gia quản lý vận hành hoặc tham gia quản lý vận hành nhưng không đáp ứng được các yêu cầu đã thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với Ban quản trị nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

    Ban quản trị nhà chung cư lựa chọn nhà thầu quản lý nhà chung cư bắt buộc thông qua Hội nghị nhà chung cư.

    Có cần thông qua Hội nghị nhà chung cư khi Ban quản trị nhà chung cư lựa chọn nhà thầu quản lý nhà chung cư không?

    Có cần thông qua Hội nghị nhà chung cư khi Ban quản trị nhà chung cư lựa chọn nhà thầu quản lý nhà chung cư không? (Hình từ Internet)

    Không thông qua Hội nghị nhà chung cư khi Ban quản trị nhà chung cư lựa chọn nhà thầu quản lý nhà chung cư sẽ bị xử lý như thế nào?

    Căn cứ Điều 45 Thông tư 05/2024/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở mới nhất về xử lý vi phạm quy định như sau:

    Xử lý vi phạm
    1. Trường hợp Hội nghị nhà chung cư được tổ chức họp không đúng quy định của Quy chế này thì các quyết định, kết quả của cuộc họp Hội nghị nhà chung cư đó không được công nhận và phải tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư để quyết định lại.
    2. Người lợi dụng chức vụ quyền hạn, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư làm trái quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
    3. Người có hành vi vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
    4. Xử lý các trường hợp vi phạm khác liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở.

    Như vậy, không thông qua Hội nghị nhà chung cư khi Ban quản trị nhà chung cư lựa chọn nhà thầu quản lý nhà chung cư thì các quyết định, kết quả của cuộc họp Hội nghị nhà chung cư đó không được công nhận và phải tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư để quyết định lại.

    Tùy theo mức độ vi phạm mà Ban quản trị nhà chung cư có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Người có hành vi vi phạm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, xử lý các trường hợp vi phạm khác liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở.

    Các tranh chấp giữa Ban quản trị với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư được giải quyết như thế nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 44 Thông tư 05/2024/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở mới nhất về giải quyết tranh chấp quy định như sau:

    Giải quyết tranh chấp
    ...
    3. Các tranh chấp giữa Ban quản trị với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế thành viên Ban quản trị hoặc các vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý vận hành nhà chung cư được giải quyết trên cơ sở thương lượng; trường hợp không thương lượng được thì đề nghị tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư để giải quyết.
    ...

    Như vậy, tranh chấp giữa Ban quản trị với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư về việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế thành viên Ban quản trị hoặc các vấn đề khác liên quan đến công tác quản lý vận hành nhà chung cư được giải quyết trên cơ sở thương lượng, các bên tự hòa giải với nhau nhằm đảm bảo lợi ích chung, tránh phát sinh tranh chấp pháp lý. Trong quá trình thương lượng, các bên cần lắng nghe, thấu hiểu quan điểm của nhau, đồng thời đưa ra các giải pháp linh hoạt và công bằng để đạt được sự thỏa thuận hợp lý.

    Trường hợp không thương lượng được thì đề nghị tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư để giải quyết.

    saved-content
    unsaved-content
    74