Loading


Cơ chế hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện như thế nào để đảm bảo các nguồn lực cần thiết?

Cơ chế hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện như thế nào để đảm bảo các nguồn lực tài chính và kỹ thuật cần thiết cho công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng?

Nội dung chính

    Cơ chế hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện như thế nào để đảm bảo các nguồn lực cần thiết?

    Theo quy định tại Điều 8 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gọi tắt là chủ rừng) khi trồng rừng sản xuất được quy định cụ thể như sau:

    - Quyền lợi: Được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng, khi khai thác sản phẩm được tự do lưu thông và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

    - Chủ rừng sử dụng tối đa 30% diện tích đất đã được giao, được thuê nhưng chưa có rừng để đầu tư phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, trong đó diện tích đất dành cho xây dựng hạ tầng (đường giao thông, công trình kiên cố, nhà máy) tối đa là 20%.

    - Nghĩa vụ: Khi khai thác sản phẩm rừng trồng, chủ rừng phải nộp cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của xã và Quỹ bảo vệ phát triển rừng thôn, bản, số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng, trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.

    Diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng nhận khoán của các Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh (gọi tắt là bên giao khoán) thì chủ rừng (bên nhận khoán) nộp số tiền trên cho bên giao khoán. Ngoài ra chủ rừng không phải nộp thêm bất cứ khoản gì cho bên giao khoán.

    Sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, chủ rừng phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định.

    Chủ rừng đã nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng, nếu sau 5 năm mà rừng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước thì chủ rừng phải tự bỏ vốn để trồng lại rừng hoặc phải hoàn trả lại cho ngân sách nhà nước số tiền đã nhận hỗ trợ cộng với lãi suất thương mại tại thời điểm thu hồi.

    Trường hợp mất rừng do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, sâu bệnh không phải hoàn trả số tiền đã nhận hỗ trợ.

    - Đối với diện tích rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của Chương trình 327 trước đây và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nay quy hoạch là rừng sản xuất thì quyền và nghĩa vụ của chủ rừng được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg.

    Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng (gọi tắt là chủ rừng) khi trồng rừng sản xuất.

    saved-content
    unsaved-content
    27