Loading


Có được hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khi đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn không?

Đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn thì có được hỗ trợ không? Điều kiện và nguyên tắc hỗ trợ sản xuất là gì?

Nội dung chính

    Điều kiện hộ sản xuất được hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đối đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn là gì?

    Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 02/2017/NĐ-CP, hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

    - Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

    - Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.

    - Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

    - Thời điểm xảy ra thiệt hại:

    + Đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận;

    + Đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.

    Tóm lại, hộ sản xuất sẽ được hỗ trợ sản xuất nếu như thỏa mãn các điều kiện về quy hoạch sản xuất, về đăng ký kê khai ban đầu, về phòng ngừa, ứng phó với thiên tai và về thời điểm xảy ra thiệt hại

    Có được hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khi đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn không?

    Có được hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khi đất sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn không? (Hình từ Internet)

    Tổng số tiền hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn là bao nhiêu?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP, mức hỗ trợ cho đất trồng cây hằng năm bị thiệt hai sản lượng do thiên tai hỏa hoạn được thực hiện như sau:

    - Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

    - Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

    - Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;

    - Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

    - Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

    - Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

    Như vậy, tổng số tiền hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn sẽ giao động từ 1 triệu đông/ha cho tới 15 triệu đồng/ha phụ thuộc vào loại cây trồng và mức độ thiệt hại.

    Khi hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đất trồng cây hằng năm bị thiệt hại sản lượng do thiên tai, hỏa hoạn cần tuân theo những nguyên tắc nào?

    Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 02/2017/NĐ-CP được quy định như sau:

     Nguyên tắc hỗ trợ
    1. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).
    2. Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.
    3. Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.
    4. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.

    Vậy nên, một số nguyên tắc cần lưu ý khi hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai là:

    - Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí không phải là đền bù thiệt hại;

    - Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật đảm bảo chất lượng và phù hợp với điều kiện thực tế;

    - Hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng;

    - Nếu thuộc trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.

    saved-content
    unsaved-content
    46