Loading


Có được trồng cây trên hành lang an toàn đường bộ không? Ai có thẩm quyền trong việc xử phạt hành vi xây dựng nhà ở trên đất hành lang an toàn đường bộ ?

Hành lang an toàn đường bộ là gì? Có được trồng cây trên hành lang an toàn đường bộ không? Thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm trên đất hành lang an toàn đường bộ ra sao?

Nội dung chính

    Hành lang an toàn đường bộ là gì?

    Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 định nghĩa về hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

    Có được trồng cây trên hành lang an toàn đường bộ  không? Ai có thẩm quyền trong việc xử phạt hành vi xây dựng nhà ở trên đất hành lang an toàn đường bộ ? (Hình từ Internet)

    Có được trồng cây trên hành lang an toàn đường bộ không?

    Tại Điều 43 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

    Phạm vi đất dành cho đường bộ
    1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
    2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.
    3. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

    Đồng thời, tại Điều 28 Nghị định 11/2010/NĐ-CP cũng hướng dẫn thêm:

    Khai thác, sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ
    Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ và tuân theo quy định sau đây:
    1. Các ao, hồ nuôi trồng thủy sản phải cách mép chân đường một khoảng tối thiểu bằng mức chênh lệch về độ cao giữa mép chân nền đường đắp và đáy ao, hồ. Mức nước trong ao, hồ không được cao hơn cao độ chân nền đường.
    Không làm ao, hồ nuôi trồng thủy sản hoặc tích nước phía trên ta luy nền đường đào.
    2. Trường hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả thì chiều cao của cây không cao quá 0,9 mét (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt, che khuất tầm nhìn; đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường bộ ít nhất là 06 mét.

    Như vậy, theo các quy định trên vẫn có thể trồng cây trên hành lang an toàn đường bộ nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật như cây không cao quá 0,9 mét so với mặt đường và cây không được che khuất tầm nhìn.

    Ai có thẩm quyền trong việc xử phạt hành vi vi phạm trên đất hành lang an toàn đường bộ ?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:

    Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
    c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
    c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
    d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b, c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
    a) Phạt cảnh cáo;
    b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
    c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
    d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
    đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này

    Theo quy định thì việc sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức.

    Như vậy, Chủ tịch UBND xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Do đó, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trên đất hành lang an toàn đường bộ.

    saved-content
    unsaved-content
    489