Loading


Có thực hiện quan trắc công trình xây dựng khi có dấu hiệu nghiêng có khả năng gây sập đổ?

Khi công trình xây dựng có dấu hiệu nghiêng có khả năng gây sập đổ thì có thực hiện quan trắc công trình hay không?

Nội dung chính

    Có thực hiện quan trắc công trình khi có dấu hiệu nghiêng có khả năng gây sập đổ?

    Theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
    ...
    6. Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau:
    a) Các công trình quan trọng quốc gia, công trình khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới thảm họa;
    b) Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình;
    c) Theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng.
    Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định về danh mục các công trình bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác sử dụng.

    Như vậy, trường hợp công trình có dấu hiệu nghiêng có khả năng gây sập đổ thuộc trường hợp phải thực hiện quan trắc công trình.

    Có thực hiện quan trắc công trình xây dựng khi có dấu hiệu nghiêng có khả năng gây sập đổ?

    Trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng thuộc về ai?

    Căn cứ khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, cụ thể như sau:

    - Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;

    - Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;

    - Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;

    - Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.

    Bảo trì công trình xây dựng gồm những chi phí nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, sau đây:

    Chi phí bảo trì công trình xây dựng
    ...
    3. Các chi phí bảo trì công trình xây dựng:
    a) Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ; chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
    b) Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn;
    c) Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm các chi phí: Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy trình bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); kiểm tra công trình đột xuất theo yêu cầu (nếu có); đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có); khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các công việc tư vấn khác;
    d) Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;
    đ) Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

    Như vậy, chi phí bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

    - Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm;

    - Chi phí sửa chữa công trình;

    - Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng;

    - Chi phí khác;

    - Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

    saved-content
    unsaved-content
    52