Loading

17:26 - 21/11/2024

Công tác phòng chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm gì?

Công tác phòng chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm gì?

Nội dung chính

    Công tác phòng chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm gì?

    Ngày 19/11/2024, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký thay Công điện 118/CĐ-TTg của Thủ tướng Chí phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh.

    Công điện 118/CĐ-TTg được ban hành sau thực trạng xảy ra vụ đuối nước nghiêm trọng tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ vào ngày 18/11/2024 khiến cho 02 em học sinh tử vong và hiện còn 04 em học sinh mất tích.

    Trước tình hình đó, để sớm khắc phục hậu quả và chủ động phòng ngừa tai nạn đuối nước đối với trẻ em, học sinh xảy ra tại tỉnh Phú Thọ nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan thực hiện các trách nhiệm sau:

    (1) Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

    - Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục và tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình nhằm quản lý trẻ em, học sinh không để xảy ra tình trạng đuối nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 60/CĐ-TTg ngày 22/06/2024 và Công điện 398/CĐ-TTg ngày 02/05/2022.

    - Hướng dẫn, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em, học sinh; đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học; tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức để các em biết và tuân thủ các quy định về phòng, chống đuối nước, nhất là tại các địa điểm tiềm ẩn nguy cơ đuối nước bảo đảm an toàn cho bản thân;

    - Khẩn trương ban hành chương trình, tài liệu và tổ chức dạy bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục phổ thông.

    (2) Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 398/CĐ-TTg ngày 02/05/2022 và Quyết định 1248/QĐ-TTg ngày 19/07/2021 về chương trình phòng chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống đuối nước trẻ em tại các địa phương, nhất là các địa phương thường xuyên xảy ra đuối nước trẻ em.

    (3) Đối với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ đề nghị: Hội đồng Đội Trung ương chủ động đề xuất, phối hợp triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức kỹ năng phòng chống đuối nước, dạy bơi an toàn cho trẻ em, học sinh trong trường học và tại cộng đồng dân cư.

    Công tác phòng chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm gì?Công tác phòng chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)

    Có mấy cấp độ bảo vệ trẻ em? Cấp độ hỗ trợ trong bảo vệ trẻ em bao gồm những biện pháp nào?

    Khoản 1 Điều 147 Luật Trẻ em 2016 quy định:

    Các yêu cầu bảo vệ trẻ em
    1. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:
    a) Phòng ngừa;
    b) Hỗ trợ;
    c) Can thiệp.
    ...

    Căn cứ quy định trên có 03 cấp độ bảo vệ trẻ em là: Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp.

    Đối với cấp độ hỗ trợ, khoản 2 Điều 49 Luật Trẻ em 2016 có quy định về các biện pháp bảo vệ trẻ em như sau:

    Cấp độ hỗ trợ
    ...
    2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:
    a) Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;
    b) Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;
    c) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;
    d) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.

    Như vậy, có 05 biện pháp bảo vệ trẻ em ở cấp độ hỗ trợ như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    79