Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng được tổ chức vào thời gian nào?
Nội dung chính
Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng được tổ chức vào thời gian nào?
Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng tiến hành từ chiều 23 tháng 10 đến hết ngày 25 tháng 10 năm 1997 tại thành phố Đà Nẵng.
Có mặt tại Đại hội 259 trên tổng số 259 đại biểu được triệu tập.
Đại hội đã lựa chọn bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ XVII gồm 45 đồng chí, bảo đảm tiêu chuẩn trên cơ sở có tính đến cơ cấu, đồng thời thể hiện tính kế thừa và đổi mới, đáp ứng cơ bản yêu cầu đặt ra.
Sau hai ngày rưỡi làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã:
Thông qua Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ thành phố trình bày trước Đại hội về đánh giá tình hình từ khi chia tách tỉnh đến nay và về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ trong nhiệm kỳ lần thứ XVII (1997-2000).
Giao Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII và các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể toàn thành phố lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện những chủ trương nêu ra trong Báo cáo chính trị đã được Đại hội thông qua.
Trên đây là câu trả lời cho Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng được tổ chức vào thời gian nào?
Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng được tổ chức vào thời gian nào? (Ảnh từ Internet)
Quy trình tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp thế nào?
Căn cứ theo Mục 14 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định quy trình tổ chức Đại hội Đảng bộ như sau:
Đại hội đảng bộ có thể tiến hành hai phiên: Phiên trù bị và phiên chính thức.
(1) Phiên trù bị thực hiện các nội dung: Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua nội quy, chương trình làm việc của đại hội, quy chế bầu cử, quy chế làm việc, hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu, có thể thảo luận văn kiện của cấp trên.
(2) Phiên chính thức thực hiện những nội dung quy định tại các Điều 15, 18,22, 24 của Điều lệ Đảng, phù hợp với mỗi cấp.
(3) Trang trí trong đại hội
- Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác - Lênin (bên phải).
- Các khẩu hiệu hành động của đảng bộ.
Dưới là tiêu đề đại hội:
Đảng bộ A...
Đại hội (đại biểu) lần thứ...
Nhiệm kỳ...
(4) Các bước tiến hành đại hội
- Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu (nếu đã bầu ở phiên trù bị thì mời lên làm việc).
- Diễn văn khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu (ở đại hội đảng viên báo cáo tình hình đảng viên tham dự đại hội).
- Đọc báo cáo chính trị.
- Đọc báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành trong nhiệm kỳ.
- Thảo luận báo cáo chính trị và văn kiện của cấp trên.
- Phát biểu của đại diện cấp ủy cấp trên (tùy điều kiện cụ thể để bố trí trình tự cho phù hợp).
- Thực hiện việc bầu cử (bầu ban kiểm phiếu và thực hiện các công việc theo quy trình bầu cử).
- Thông qua nghị quyết đại hội.
- Bế mạc (hát Quốc ca, Quốc tế ca).
Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như thế nào?
Căn cứ theo Mục 2 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như sau:
(1) Nhiệm vụ được giao bao gồm:
- Nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định.
- Nhiệm vụ do tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phân công.
(2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian theo quy định.
(3) Phân công công tác cho đảng viên là việc giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như: Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội...
Chi bộ có trách nhiệm giúp đỡ, kiểm tra, giám sát đảng viên thực hiện, đưa vào nội dung đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm. Đảng viên được phân công có trách nhiệm báo cáo với chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp ủy cấp trên thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và rút kinh nghiệm.
(4) Việc đánh giá kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao căn cứ vào kiểm điểm công tác theo định kỳ hằng năm của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp ủy, chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị, Mặt trận Tổ quốc, ban chấp hành đoàn thể chính trị - xã hội (nơi đảng viên là thành viên tham gia các tổ chức đó) thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ.