Loading


Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện đường thủy nội địa có nhiệm vụ như thế nào theo quy định?

Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện đường thủy nội địa có nhiệm vụ như thế nào theo quy định? Thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, hoán cải thế nào?

Nội dung chính

    Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện đường thủy nội địa có nhiệm vụ như thế nào theo quy định?

    Nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện đường thủy nội địa được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành. Cụ thể là:

    - Thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện và phương tiện nhập khẩu; thẩm định thiết kế lập hồ sơ đối với phương tiện nhập khẩu, phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm; thẩm định thiết kế các sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa; thẩm định thiết kế mẫu định hình;

    - Thẩm định hồ sơ, tài liệu hướng dẫn của tàu bao gồm Thông báo ổn định cho thuyền trưởng, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm của tàu do chở các chất lỏng độc hại;

    - Lập hồ sơ đăng kiểm liên quan đến việc thẩm định thiết kế;

    - Tính phí, lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định;

    - Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm;

    - Tham gia hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế.

    Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế phương tiện đường thủy nội địa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 49/2015/TT-BGTVT.

    saved-content
    unsaved-content
    30