Đảo Ngọc Vừng ở nước ta thuộc tỉnh nào? Tỉnh đó có quan điểm phát triển trong Quy hoạch tỉnh thế nào?
Nội dung chính
Đảo Ngọc Vừng ở nước ta thuộc tỉnh nào?
Đảo Ngọc Vừng hay còn được gọi là Đảo Ngọc là một hòn đảo hoang sơ thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nằm trong quần đảo Hải Vân. Đảo nằm ở phía Tây Nam huyện Vân Đồn và phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, với tọa độ từ 20°4 đến 21°0' vĩ độ Bắc và 107°00' kinh độ Đông. Đảo Ngọc Vừng được biết đến là một địa danh thuộc địa phận xã đảo Ngọc Vừng, với:
- Phía Bắc giáp xã Thắng Lợi, huyện Vân Đồn.
- Phía Đông giáp xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn.
- Phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Phía Tây giáp Vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long.
Như vậy, đảo Ngọc Vừng ở nước ta thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Bảng giá đất tỉnh Quảng Ninh 2025?
Tính đến thời điểm hiện tại (ngày 27/12/2024), Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa ban hành điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024.
Nên căn cứ vào khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 thì bảng giá đất tại Quyết định 42/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Bên cạnh Quyết định 42/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, bảng giá đất tỉnh Quảng Ninh còn được quy định trong các văn bản liên quan của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, bao gồm:
- Nghị quyết 225/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh về thông qua bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ 01/01/2020 đến 31/12/2024.
- Nghị quyết 242/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh ngày 31/3/2020 sửa đổi Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết 225/2019/NQ-HĐND.
- Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh ngày 09/12/2022 sửa đổi Nghị quyết 225/2019/NQ-HĐND về thông qua Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024.
- Nghị quyết 14/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh sửa đổi nội dung của Nghị quyết 225/2019/NQ-HĐND về thông qua Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2024.
- Quyết định 11/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 23/4/2020 sửa đổi Quyết định 42/2019/QĐ-UBND quy định về bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024.
- Quyết định 34/2020/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 19/10/2020 bổ sung một số vị trí giá đất trong bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 kèm theo Quyết định 42/2019/QĐ-UBND trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Quyết định 11/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 15/3/2022 sửa đổi Quyết định 42/2019/QĐ-UBND quy định về bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024.
- Quyết định 01/2023/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 09/01/2023 sửa đổi Quyết định 42/2019/QĐ-UBND quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024.
- Quyết định 16/2023/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 04/5/2023 sửa đổi vị trí trong Bảng giá đất kèm theo Quyết định 42/2019/QĐ-UBND quy định Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024.
Đảo Ngọc Vừng ở nước ta thuộc tỉnh nào? Tỉnh đó có quan điểm phát triển trong Quy hoạch tỉnh thế nào? (Hình từ Internet)
Quan điểm phát triển trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào?
Căn cứ vào Tiểu mục 2 Mục 2 Điều 1 Quyết định 80/QĐ-TTg năm 2023 về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; theo đó quan điểm phát triển của tỉnh Quảng Ninh như sau:
(1) Quy hoạch tỉnh phải tuân thủ và phù hợp với định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước, tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của cả nước; các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành cấp quốc gia và quy hoạch cấp vùng.
(2) Chủ động, kiến tạo và tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm đồng bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia.
Phát huy tối đa, hiệu quả các tiềm năng, lợi thế riêng có, khác biệt, nguồn lực của tỉnh; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực theo phương châm nội lực là căn bản, ngoại lực là quan trọng, kết hợp chặt chẽ nội lực với ngoại lực tạo ra nguồn lực tổng hợp tối ưu, lấy “đầu tư công làm vốn mồi, dẫn dắt, kích hoạt đầu tư ngoài xã hội”; khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh mang lại nhờ hệ thống kết cấu hạ tầng động lực về kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại, hội nhập sâu rộng, phát triển kinh tế tổng hợp, toàn diện, hiện đại với độ mở cao.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng xanh, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, yếu tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
(3) Chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột: thiên nhiên, con người, văn hóa kết hợp với tận dụng xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập, cơ hội mới và công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại và tham gia sâu rộng, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Quảng Ninh, truyền thống cách mạng, văn hóa, sự năng động và khát vọng đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường, vượt lên mạnh mẽ và bền vững của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh.
Lấy đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo là nền tảng cho sự phát triển bền vững, lâu dài; tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng quy mô và chất lượng dân số để tăng năng suất lao động, chuyển dịch mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
(4) Kiên trì thực hiện mô hình tổ chức không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực”, kiến tạo các hành lang giao thông gắn với các hành lang kinh tế, hành lang đô thị, hướng tới xây dựng thành thành phố trực thuộc trung ương và thúc đẩy liên kết nội vùng, liên kết vùng, phân công và hợp tác lãnh thổ, bảo đảm các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh từng địa phương của tỉnh, trong tam giác động lực phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng được phát huy tối đa, bổ sung cho nhau, cùng phát triển bền vững.
(5) Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh.