Đất tôn giáo có phải là đất tín ngưỡng không? Quy định về đất tôn giáo và đất tin ngưỡng như thế nào?
Nội dung chính
Đất tôn giáo có phải là đất tín ngưỡng không?
Căn cứ tại khoản 7, khoản 8 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về đất sử dụng vào mục đích công cộng như sau:
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
...
7. Đất tôn giáo là đất xây dựng các công trình tôn giáo, bao gồm: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tượng đài, bia và tháp thuộc cơ sở tôn giáo; cơ sở đào tạo tôn giáo; trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các công trình tôn giáo hợp pháp khác.
8. Đất tín ngưỡng là đất xây dựng các công trình tín ngưỡng, bao gồm: đình, đến, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ, tượng, đài, bia và tháp thuộc cơ sở tín ngưỡng; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 Luật Đất đai, khoản 7 Điều này và các công trình tín ngưỡng khác.
9. Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu trữ tro cốt là đất làm nơi mai táng tập trung, làm nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, cơ sở lưu trữ tro cốt và các công trình phụ trợ khác cho việc mai táng, hỏa táng và lưu trữ tro cốt.
10. Đất có mặt nước chuyên dùng là đất có mặt nước của các đối tượng thủy văn dạng ao, hồ, đầm, phá và sông, ngòi, kênh, rạch, suối đã được xác định mục đích sử dụng mà không phải mục đích chính để nuôi trồng thủy sản.
11. Đất phi nông nghiệp khác gồm đất có công trình phục vụ sản xuất, kinh doanh hoặc đất được giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không có công trình và không thuộc các trường hợp quy định tại điểm c khoản 7 Điều 4 và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều này.
Như vậy, theo như quy định nêu trên, đất tôn giáo không phải đất tín ngưỡng, 2 loại đất có quy định khác nhau.
Đất tôn giáo là đất xây dựng các công trình tôn giáo, bao gồm: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, tượng đài, bia và tháp thuộc cơ sở tôn giáo; cơ sở đào tạo tôn giáo; trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và các công trình tôn giáo hợp pháp khác.
Đất tín ngưỡng là đất xây dựng các công trình tín ngưỡng, bao gồm: đình, đến, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ, tượng, đài, bia và tháp thuộc cơ sở tín ngưỡng; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 Luật Đất đai 2024, khoản 7 Điều 5 Luật Đất đai 2024 và các công trình tín ngưỡng khác.
Đất tôn giáo có phải là đất tín ngưỡng không? Quy định về đất tôn giáo và đất tin ngưỡng như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về đất tôn giáo và đất tin ngưỡng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 212 Luật Đất đai 2024, quy định về đất tín ngưỡng như sau:
- Đất tín ngưỡng là đất có công trình tín ngưỡng bao gồm đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ; chùa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 213 Luật Đất đai 2024; các công trình tín ngưỡng khác.
- Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc sử dụng đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai 2024.
Mặc khác, căn cứ tại Điều 213 Luật Đất đai 2024, quy định về đất tốn giáo như sau:
- Đất tôn giáo bao gồm đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác.
- Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo và khả năng quỹ đất của địa phương để quy định hạn mức và quyết định diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh.
- Việc sử dụng đất tôn giáo kết hợp với thương mại, dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 218 Luật Đất đai 2024.
- Trường hợp Nhà nước thu hồi đất tôn giáo quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Đất đai 2024 thì được bố trí địa điểm mới phù hợp với quỹ đất của địa phương và sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ.
Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp đa mục đích không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 218 Luật Đất đai 2024, quy định về sử dụng đất kết hợp đa mục đích như sau:
Sử dụng đất kết hợp đa mục đích
1. Các loại đất sau đây được sử dụng kết hợp đa mục đích:
a) Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
b) Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
c) Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
d) Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
đ) Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188, 189 và 215 của Luật này;
e) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
g) Đất quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 của Luật này được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
...
Như vậy, đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ.