Đối tượng của hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là gì?

Đối tượng của hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là gì? Chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Đối tượng của hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT như sau:

    Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất
    1. Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất cả nước, các vùng kinh tế - xã hội (sau đây gọi là cấp vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây).
    2. Đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.
    3. Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất
    a) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây);
    b) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh là các loại đất có nguồn gây ô nhiễm, gồm: các loại đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây); đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.
    4. Đối tượng quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất là các loại đất quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này được xác định theo mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước.
    5. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề xác định trong nhiệm vụ khi phê duyệt.
    6. Đối tượng bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là các loại đất trong khu vực bị thoái hóa, bị ô nhiễm.

    Như vậy, đối với hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm đất thì đối tượng được phân chia theo từng cấp. Cụ thể là cả nước, cấp vùng và cấp tỉnh. Theo đó:

    (1) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây).

    (2) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh là các loại đất có nguồn gây ô nhiễm, gồm: các loại đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây); đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.

    Đối tượng của hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là gì? (Ảnh từ Internet)

    Đối tượng của hoạt động điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là gì? (Ảnh từ Internet)

    Chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT như sau:

    Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
    1. Chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa
    a) Biên tập, chuẩn hóa các yếu tố kế thừa từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
    b) Tạo lập lớp thông tin khoanh đất điều tra ô nhiễm, lớp thông tin điểm điều tra ô nhiễm và các trường thông tin dữ liệu thuộc tính theo quy định tại Phần D của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
    c) Xác định số lượng điểm điều tra, lấy mẫu đất; khoanh đất điều tra theo quy định tại Mục I Phần B Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
    d) Xây dựng lớp thông tin khoanh đất điều tra
    Đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp vùng thực hiện như sau: chuyển đổi, rà soát, chuẩn hóa và nhập thông tin thuộc tính về loại đất, đơn vị hành chính cấp xã vào lớp thông tin tại điểm b khoản này từ các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập; xác định ranh giới khoanh đất và số thứ tự khoanh đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
    Đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh thực hiện như sau: chuyển đổi, rà soát, chuẩn hóa và nhập thông tin thuộc tính về nguồn ô nhiễm, loại đất vào lớp thông tin tại điểm b khoản này từ các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập; xác định ranh giới khoanh đất và số thứ tự khoanh đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 của Thông tư này;
    đ) Xây dựng lớp thông tin điểm điều tra: xác định vị trí điểm điều tra theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 của Thông tư này; xây dựng sơ đồ mạng lưới điểm điều tra theo quy định tại Mục II Phần A Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và nhập thông tin thuộc tính vào lớp thông tin tại điểm b khoản này;
    e) Xác định nội dung điều tra khoanh đất theo các tuyến điều tra thực địa trên địa bàn cấp tỉnh;
    g) Cập nhật thông tin thuộc tính của lớp điểm điều tra và kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất kỳ trước (nếu có) vào lớp thông tin khoanh đất điều tra;
    h) Biên tập và in bản đồ điều tra thực địa.

    Theo đó, việc chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất được quy định như trên.

    Phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đất như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 31 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT như sau:

    Phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đất
    1. Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất
    a) Tổng hợp hệ thống biểu kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 6 của Thông tư này;
    b) Phân tích, đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất theo loại đất;
    c) Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp kỹ thuật, giải pháp kinh tế, xã hội trong xử lý, cải tạo và phục hồi đất bị ô nhiễm đã thực hiện (nếu có).
    2. Cảnh báo, dự báo nguy cơ ô nhiễm đất.
    3. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đất.

    Như vậy, quy định về phân tích đánh giá thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm đất, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đất như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    35
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT