Loading


Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được sử dụng trong những trường hợp nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào?

Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được sử dụng trong những trường hợp nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt? Đất dành cho đường sắt bao gồm các loại nào?

Nội dung chính

    Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được sử dụng trong những trường hợp nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:

    - Tập kết tạm vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ thi công công trình đường sắt nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tầm nhìn cho người tham gia giao thông, an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ

    - Xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội trong vùng kiểm soát xây dựng công trình khác của công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 56/2018/NĐ-CP nếu không thể bố trí công trình này nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình hầm đường sắt trong khu vực đô thị.

    - Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình thiết yếu phải có giải pháp kỹ thuật để không làm ảnh hưởng đến sự ổn định, tuổi thọ, bảo đảm an toàn công trình và an toàn giao thông vận tải đường sắt và phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện.

    Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt chỉ được sử dụng trong những trường hợp nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào?

    Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt chỉ được sử dụng trong những trường hợp nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào? (Hình từ Internet)

    Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như sau

    - Đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt phải được xác định cụ thể ranh giới theo tọa độ và được cập nhật, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của địa phương nơi có đường sắt đi qua.

    - Cơ quan, tổ chức được giao quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp xác định ranh giới đất dành cho đường sắt.

    - Việc lập, trình phê duyệt, tổ chức cắm và quản lý mốc giới đất dành cho đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

    - Việc xác định mốc giới đất dành cho đường sắt tại thực địa thực hiện phù hợp với khả năng bố trí ngân sách nhà nước và theo thứ tự ưu tiên sau:

    + Khu vực đô thị.

    + Khu vực dân cư.

    + Khu vực còn lại.

    Đất dành cho đường sắt bao gồm các loại nào? Việc giao đất, cho thuê đất dành cho đường sắt được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 209 Luật Đất đai 2024 quy định về đất dành cho đường sắt như sau:

    Đất dành cho đường sắt
    1. Đất dành cho đường sắt bao gồm:
    a) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước cho hoạt động thường xuyên trong ga đường sắt;
    b) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt;
    c) Đất xây dựng công trình dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách, vận tải hàng hóa và công trình kinh doanh dịch vụ thương mại khác trong phạm vi đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.
    2. Việc giao đất, cho thuê đất dành cho đường sắt được thực hiện như sau:
    a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
    b) Cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm và miễn tiền thuê đất đối với đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
    c) Cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
    3. Đối với đất dành cho đường sắt đã được giao, cho thuê trước ngày Luật này có hiệu lực thì Nhà nước xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều này.
    4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, giao đất để lực lượng Công an nhân dân bảo đảm an ninh, trật tự đối với khu vực nhà ga đường sắt.

    Theo đó, đất dành cho đường sắt bao gồm:

    - Đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước cho hoạt động thường xuyên trong ga đường sắt

    - Đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt

    - Đất xây dựng công trình dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách, vận tải hàng hóa và công trình kinh doanh dịch vụ thương mại khác trong phạm vi đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.

    Việc giao đất, cho thuê đất dành cho đường sắt được thực hiện như sau:

    - Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước cho hoạt động thường xuyên trong ga đường sắt

    - Cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm và miễn tiền thuê đất đối với đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt

    - Cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đối với đất xây dựng công trình dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách, vận tải hàng hóa và công trình kinh doanh dịch vụ thương mại khác trong phạm vi đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.

    saved-content
    unsaved-content
    53