Đề án thành lập Quỹ phát triển đất cần có những nội dung gì?

Đề án thành lập Quỹ phát triển đất cần có những nội dung gì? Nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất là gì? Cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển đất gồm những gì?

Nội dung chính

    Đề án thành lập Quỹ phát triển đất cần có những nội dung gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 104/2024/NĐ-CP như sau:

    Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập
    ...
    2. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, trường hợp cần thiết thành lập Quỹ phát triển đất. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương lập hồ sơ đề nghị thành lập Quỹ phát triển đất, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hồ sơ đề nghị gồm:
    a) Tờ trình của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc đề nghị thành lập Quỹ phát triển đất: 01 bản chính.
    b) Đề án thành lập Quỹ phát triển đất do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập: 01 bản chính. Nội dung chủ yếu của Đề án thành lập Quỹ phát triển đất gồm:
    Mục tiêu, sự cần thiết và tính khả thi của việc thành lập Quỹ phát triển đất, tác động của việc thành lập Quỹ phát triển đất đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;
    Tên gọi và nơi đặt trụ sở chính của Quỹ phát triển đất;
    Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, chức năng, nguyên tắc hoạt động, người đại diện theo pháp luật của Quỹ phát triển đất;
    Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ phát triển đất;
    Dự kiến nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất bao gồm: vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp (mức vốn điều lệ) và vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật; tiến độ cấp vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước và tiến độ huy động vốn hợp pháp khác;
    Thuyết minh cụ thể về cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của Quỹ phát triển đất theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11 và 12 Nghị định này;
    Dự kiến số lượng, thành phần, chế độ hoạt động (chuyên trách, kiêm nhiệm) của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ phát triển đất; dự kiến nhân sự chủ chốt của Quỹ phát triển đất (gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý; Trưởng ban kiểm soát; Giám đốc) đáp ứng theo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định này và dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất;
    Việc quản lý vốn điều lệ và vốn huy động hợp pháp khác của Quỹ phát triển đất;
    Thẩm quyền, quy trình lập, tổng hợp, phê duyệt Kế hoạch ứng vốn từ Quỹ phát triển đất; thẩm quyền, quy trình quyết định ứng vốn từ Quỹ phát triển đất; chế tài xử lý các vi phạm trong việc sử dụng, hoàn trả vốn ứng;
    Chế độ tài chính của Quỹ phát triển đất.
    ...

    Theo đó, việc lâp Quỹ phát triển đất được căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, trường hợp cần thiết thành lập Quỹ phát triển đất.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương lập hồ sơ đề nghị thành lập Quỹ phát triển đất, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Đề án thành lập Quỹ phát triển đất là một trong những tài liệu có trong hồ sơ đề nghị.

    Như vậy, đề án thành lập Quỹ phát triển đất cần có 10 nội dung chính như sau:

    (1) Mục tiêu, sự cần thiết và tính khả thi.

    (2) Tên gọi và nơi đặt trụ sở chính.

    (3) Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân, chức năng, nguyên tắc hoạt động, người đại diện theo pháp luật.

    (4) Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ phát triển đất.

    (5) Dự kiến nguồn vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất.

    (6) Thuyết minh cụ thể về cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động.

    (7) Dự kiến số lượng, thành phần, chế độ hoạt động (chuyên trách, kiêm nhiệm) của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ phát triển đất; dự kiến nhân sự chủ chốt của Quỹ phát triển đất.

    (8) Việc quản lý vốn điều lệ và vốn huy động hợp pháp khác của Quỹ phát triển đất.

    (9) Thẩm quyền, quy trình lập, tổng hợp, phê duyệt Kế hoạch ứng vốn từ Quỹ phát triển đất; thẩm quyền, quy trình quyết định ứng vốn từ Quỹ phát triển đất; chế tài xử lý các vi phạm trong việc sử dụng, hoàn trả vốn ứng.

    (10) Chế độ tài chính của Quỹ phát triển đất.

    Đề án thành lập Quỹ phát triển đất cần có những nội dung gì? (Ảnh từ Internet)

    Đề án thành lập Quỹ phát triển đất cần có những nội dung gì? (Ảnh từ Internet)

    Nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 104/2024/NĐ-CP như sau:

    Nhiệm vụ của Quỹ phát triển đất
    1. Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn.
    2. Thực hiện các nhiệm vụ ứng vốn theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện thu hồi vốn ứng theo quy định.
    3. Chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản, kế toán, kiểm toán và các quy định khác có liên quan.
    4. Quyết định dừng, thu hồi vốn ứng khi phát hiện tổ chức được ứng vốn vi phạm quy định về sử dụng vốn ứng hoặc chậm hoàn trả vốn ứng.
    5. Kiểm tra đối với việc sử dụng vốn ứng và thu hồi vốn ứng theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định này; xác định chi phí quản lý vốn ứng theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
    6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định; báo cáo đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
    7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

    Như vậy, Quỹ phát triển đất có nhiệm vụ được quy định như trên.

    Cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển đất gồm những gì?

    Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 104/2024/NĐ-CP như sau:

    Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động
    1. Cơ cấu tổ chức của Quỹ phát triển đất gồm có:
    a) Hội đồng quản lý.
    b) Ban kiểm soát.
    c) Cơ quan điều hành nghiệp vụ.
    2. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, Cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ được thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định này.
    3. Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập hoặc mô hình ủy thác.
    Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập thì thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 Nghị định này.
    Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc Quỹ tài chính khác của địa phương quản lý Quỹ phát triển đất thì thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

    Như vậy, Quỹ phát triển đất có cơ cấu tổ chức bao gồm hội đồng quản lý, bản kiểm soát và cơ quan điều hành nghiệp vụ.

    saved-content
    unsaved-content
    162
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT