Loading


Dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý như thế nào?

Dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý như thế nào? Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng tại nước ngoài như thế nào?

Nội dung chính

    Dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài như sau:

     - Việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư của các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Việc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư ra nước ngoài của các dự án còn lại thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

    - Việc quyết định đầu tư dự án thực hiện theo pháp luật về đầu tư công đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đối với dự án của doanh nghiệp có sử dụng vốn đầu tư của nhà nước.

    - Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và quy định pháp luật có liên quan.

    -  Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư phải tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài, quy định pháp luật của quốc gia nơi đầu tư xây dựng công trình và các quy định cụ thể tại mục này, cụ thể như sau:

    + Việc lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định 15/2021/NĐ-CP

    + Việc lập, thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế xây dựng triển khai sau khi quyết định đầu tư dự án do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với pháp luật của quốc gia nơi đầu tư xây dựng công trình và Điều kiện triển khai dự án

    + Các nội dung về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; quy hoạch xây dựng; yêu cầu về Điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa, môi trường; trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc; giấy phép xây dựng; điều kiện năng lực hoạt động xây dựng; hợp đồng xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, bàn giao công trình và các nội dung, yêu cầu đặc thù khác được ưu tiên áp dụng theo quy định pháp luật của quốc gia nơi đầu tư xây dựng công trình, trừ trường hợp Điều ước quốc tế hay thỏa thuận quốc tế có quy định khác

    + Ưu tiên áp dụng quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng của quốc gia nơi xây dựng công trình khi xác định tổng mức đầu tư công trình, dự toán xây dựng công trình.

    - Việc quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài sử dụng vốn đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.

    Dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý như thế nào?Dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý như thế nào? (Hình từ Internet)

    Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng tại nước ngoài như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 61 Nghị định 15/2021/NĐ-CP về tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng quy định như sau:

    Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng
    Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình, tự quyết định việc nghiệm thu công trình xây dựng và thanh lý hợp đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài. Chủ đầu tư lập Báo cáo hoàn thành công trình gửi người quyết định đầu tư để theo dõi và quản lý.

    Theo đó, tổ chức nghiệm thu dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài bao gồm

    - Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình, tự quyết định việc nghiệm thu công trình xây dựng và thanh lý hợp đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài.

    - Chủ đầu tư lập Báo cáo hoàn thành công trình gửi người quyết định đầu tư để theo dõi và quản lý.

    Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư công trình xây dựng tại nước ngoài như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 60 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Lập, thẩm tra, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công
    5. Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
    a) Sự tuân thủ các quy định pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;
    b) Sự phù hợp của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng với chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận;
    c) Kiểm tra Báo cáo kết quả thẩm tra về sự phù hợp của thiết kế xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch khác theo quy định của pháp luật nước sở tại, việc bảo đảm an toàn xây dựng, an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật có liên quan;
    d) Yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án bao gồm lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng, quy mô đầu tư xây dựng dự án, xác định chủ đầu tư, hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án;
    đ) Yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án bao gồm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, khả năng huy động vốn theo tiến độ, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội;

    Theo đó, Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư công trình xây dựng tại nước ngoài bao gồm

    - Sự tuân thủ các quy định pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định

    - Sự phù hợp của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng với chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận

    - Kiểm tra Báo cáo kết quả thẩm tra về sự phù hợp của thiết kế xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch khác theo quy định của pháp luật nước sở tại, việc bảo đảm an toàn xây dựng, an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật có liên quan

    - Yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án bao gồm lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng, quy mô đầu tư xây dựng dự án, xác định chủ đầu tư, hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án

    - Yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án bao gồm xác định tổng mức đầu tư xây dựng, khả năng huy động vốn theo tiến độ, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội

    saved-content
    unsaved-content
    26