Giá vé tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được quy định như thế nào?

Giá vé tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên? Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại đất nào?

Nội dung chính

    Giá vé tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được quy định như thế nào?

    Ngày 21/11/2024, UBND TPHCM ban hành quyết định quy định giá vé dịch vụ vận tải hành khách bằng tàu điện trên tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1).

    Theo đó, đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân sử dụng, quản lý, khai thác dịch vụ vận tải hành khách công cộng tuyến metro số 1 Bến Thành Suối Tiên.

    Cụ thể mức giá vé tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bao gồm: giá vé theo lượt, vé theo ngày, giá vé 3 ngày, giá vé tháng. Trong đó:

    - Giá vé theo lượt: được chia thành giá vé lượt thanh toán bằng tiền mặt dao động từ 7.000đ đến 20.000 đồng/lượt, nếu thanh toán không dùng tiền mặt thì giá dao động từ 6.000 - 19.000 đồng/lượt:

    - Giá vé 1 ngày: 40.000 đồng/người/vé/ngày (Không giới hạn số lượt đi lại trong ngày).

    - Giá vé 3 ngày: 90.000 đồng/người/vé/3ngày (Không giới hạn số lượt đi lại trong 3 ngày).

    - Giá vé tháng:

    + Hành khách phổ thông là 300.000 đồng/người/vé/tháng (Không giới hạn số lượt đi lại trong tháng).

    + Học sinh, sinh viên là 150.000 đồng/người/vé/tháng (Không giới hạn số lượt đi lại trong tháng).

    Lưu ý: Giá vé trên đã bao gồm bảo hiểm thân thể hành khách sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện trên tuyến metro số 1 Bến Thành Suối Tiên.

    (Thông tin tham khảo)

    Giá vé tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được quy định như thế nào?

    Giá vé tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

    Các tuyến xe buýt mới kết nối với tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

    TP. HCM sẽ có 61 tuyến xe buýt kết nối trực tiếp 14 nhà ga tuyến Metro tại các quận và khu vực đông dân cư tại thành phố. Bên cạnh đó, thành phố có 17 tuyến xe buýt mới kết nối với tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, bao gồm:

    - Tuyến 153: Bến tàu thủy Bình An - Đường Liên Phường

    - Tuyến 154: Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi - Masteri An Phú

    - Tuyến 155: Bến xe buýt Sài Gòn - Nhà hát Thành phố

    - Tuyến 156: Bến xe buýt Sài Gòn - Ga Hòa Hưng

    - Tuyến 157: Bến xe buýt Văn Thánh - Chung cư Đức Khải

    - Tuyến 158: Bến xe buýt Văn Thánh - Cư xá Thanh Đa

    - Tuyến 159: Chung cư Ngô Tất Tố - Ngã tư Hàng Xanh

    - Tuyến 160: Ga Văn Thánh - Vinhomes Central Park

    - Tuyến 161: Bến xe buýt Văn Thánh - Bến xe Ngã Tư Ga

    - Tuyến 162: Chung cư Man Thiện - Trường THCS Hoa Lư

    - Tuyến 163: Cao đẳng Công Thương - Trường THCS Phước Bình

    - Tuyến 164: Đại học Nông Lâm - Chung cư Topaz

    - Tuyến 165: Đại học Nông Lâm - Khu Công nghệ cao

    - Tuyến 166: Đại học Quốc Gia - Suối Tiên

    - Tuyến 167: Đại học Nông Lâm - Khu Chế xuất Linh Trung 1

    - Tuyến 168: Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Ngã tư Bình Thái

    - Tuyến 169: Vinhome Thủ Đức - Ngã tư Tây Hòa

    Như vậy có 17 tuyến buýt mới kết nối tuyến Metro số 1 có tổng cộng 150 xe điện gồm hai loại 30 và 60 chỗ, kết nối các nhà ga với các khu dân cư, trường học, đầu mối giao thông, trung tâm thương mại... giúp bạn dễ dàng đón xe buýt đến nhà ga.

    Các tuyến xe buýt mới này thuộc loại hình xe buýt không trợ giá. Tuy nhiên trong 30 ngày đầu kể từ ngày tuyến Metro số 1 chính thức vận hành thương mại (22/12/2024), các tuyến xe buýt kết nối này sẽ được miễn phí vé.

    Các đối tượng chính sách cũng sẽ được hỗ trợ 100% giá vé, bao gồm người có công với cách mạng, người khuyết tật, người cao tuổi (công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên), trẻ em dưới 6 tuổi có người lớn đi kèm.

    (Thông tin tham khảo)

    Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại đất nào?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 209 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Đất dành cho đường sắt
    1. Đất dành cho đường sắt bao gồm:
    a) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước cho hoạt động thường xuyên trong ga đường sắt;
    b) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt;
    c) Đất xây dựng công trình dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách, vận tải hàng hóa và công trình kinh doanh dịch vụ thương mại khác trong phạm vi đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.

    Như vậy, đất dành cho đường sắt được chia thành ba nhóm chính, bao gồm:

    (1) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt:

    - Bao gồm đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị.

    - Cũng bao gồm đất dành cho trụ sở cơ quan nhà nước phục vụ hoạt động thường xuyên trong ga đường sắt.

    (2) Đất xây dựng các công trình chuyên dụng cho đường sắt:

    - Gồm kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng và công trình công nghiệp đường sắt, phục vụ hoạt động vận tải hoặc khai thác kỹ thuật đường sắt.

    (3) Đất xây dựng các công trình dịch vụ liên quan:

    - Phục vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa.

    - Bao gồm cả các công trình kinh doanh dịch vụ thương mại trong phạm vi đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.

    saved-content
    unsaved-content
    127
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT