Loading


Giáo viên là viên chức sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không?

Giáo viên là viên chức sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không? Những trường hợp nào viên chức được phép sinh hơn hai con mà không vi phạm? Nhờ hỗ trợ quy định.

Nội dung chính

    Giáo viên là viên chức sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không?

    Quy định về xử lý kỷ luật viên chức được quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP, theo đó không nêu rõ trường hợp viên chức sinh con thứ 3 sẽ bị xử lý kỷ luật.

    Mà theo đó quy định (Điều 16):

    Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    ...

    9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.

    Viên chức vi phạm quy định của pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình tùy mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, nhẹ nhất là bị khiển trách.

    Theo Pháp lệnh sửa đổi điều 10 Pháp lệnh dân số 2008 có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:

    1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;

    2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;

    ...

    Theo đó, sinh hai con trở lại không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cho nên trường hợp sinh hơn 2 con nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt thì được xem là vi phạm quy định của pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình. Vì vậy, giáo viên là viên chức sinh con thứ ba mà không thuộc các trường hợp được phép thì coi như vi phạm và sẽ bị xử lý kỷ luật.

    Giáo viên là viên chức sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật không?(Hình ảnh Internet)

    Những trường hợp nào viên chức được phép sinh hơn hai con mà không vi phạm?

    Theo Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP có quy định những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con:

    1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

    3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

    4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

    5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

    6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

    a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

    b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

    7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

    Theo đó, viên chức sinh con thứ ba mà thuộc một trong những trường hợp này thì không được xem là vi phạm.

    saved-content
    unsaved-content
    1
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ