Loading


Hành vi bị cấm trong việc sử dụng viện trợ không hoàn lại được quy định như thế nào?

Hành vi bị cấm trong việc sử dụng viện trợ không hoàn lại được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nguyên tắc trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại được quy định như thế nào? 

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 80/2020/NĐ-CP nguyên tắc trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại được quy định như sau:

    - Quản lý và sử dụng viện trợ phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Các khoản viện trợ chỉ được tiếp nhận, thực hiện, sử dụng khi đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt. Nguồn tiền viện trợ phải là nguồn tiền, tài sản hợp pháp.

    - Không tiếp nhận những hàng hóa (kể cả vật tư, thiết bị) thuộc danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

    - Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm toàn diện trong quản lý và sử dụng hiệu quả khoản viện trợ.

    - Dòng tiền tiếp nhận và chi ra cho khoản viện trợ phải được thực hiện thông qua tài khoản tiếp nhận viện trợ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, được báo cáo đầy đủ theo quy định tại các Chương III, IV, V Nghị định này.

    - Viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước phải được dự toán, hạch toán, quyết toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

    - Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Chủ khoản viện trợ được phép tự quản lý và chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng viện trợ, kết quả sử dụng viện trợ, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết với các nhà tài trợ. Chủ khoản viện trợ định kỳ báo cáo Cơ quan chủ quản để tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.

    - Sau 06 tháng kể từ ngày khoản viện trợ được phê duyệt, trường hợp khoản viện trợ vẫn chưa triển khai mà không có lý do chính đáng, cấp có thẩm quyền phê duyệt được thu hồi quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ đã ban hành. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm thông báo cho Bên cung cấp viện trợ về việc thu hồi quyết định phê duyệt khoản viện trợ.

    Hành vi bị cấm trong sử dụng viện trợ không hoàn lại được quy định như thế nào? 

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2020/NĐ-CP hành vi bị cấm trong sử dụng viện trợ không hoàn lại được quy định như sau:

    - Sử dụng viện trợ để phục vụ mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, trốn thuế, xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc.

    - Sử dụng viện trợ để tìm kiếm lợi nhuận phân chia, tư lợi cá nhân, không vì mục đích nhân đạo, phát triển kinh tế xã hội, không vì lợi ích cộng đồng.

    - Các hành vi tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng viện trợ.

    Hành vi bị cấm trong sử dụng viện trợ không hoàn lại được quy định như thế nào? (Hình từ internet)

    Quy định về vốn chuẩn bị khoản viện trợ không hoàn lại như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về vốn chuẩn bị khoản viện trợ không hoàn lại như sau:

    - Đối với các khoản viện trợ do cơ quan chủ quản là các đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoặc một phần kinh phí hoạt động, cơ quan chủ quản lập kế hoạch vốn chuẩn bị để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    - Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương), chủ khoản viện trợ tự cân đối và bố trí vốn chuẩn bị khoản viện trợ.

    - Trường hợp Bên cung cấp viện trợ cung cấp hỗ trợ tài chính đề chuẩn bị chương trình, dự án, chủ khoản viện trợ đưa nguồn vốn chuẩn bị vào tổng vốn chung của khoản viện trợ.

     

    saved-content
    unsaved-content
    23