Loading


Hoạt động đánh giá ngoài trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục gồm những bước nào?

Hoạt động đánh giá ngoài trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục gồm những bước nào? Văn bản nào quy định về điều đó?

Nội dung chính

    Hoạt động đánh giá ngoài trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục gồm những bước nào?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 62/2012/TT-BGDĐT thì Hoạt động đánh giá ngoài gồm có các bước sau:

    Nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá:

    Đoàn đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và hồ sơ liên quan của cơ sở giáo dục; thu thập, xử lý các thông tin, minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục;

    Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục;

    Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục;

    Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, gửi cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến:

    - Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn nhất trí thông qua;

    - Đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục để tham khảo ý kiến trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục nhận được dự thảo báo cáo.

    Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài:

    - Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của cơ sở giáo dục hoặc kể từ ngày hết thời hạn cơ sở giáo dục trả lời ý kiến, đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi văn bản thông báo cho cơ sở giáo dục biết những ý kiến đã được tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do;

    - Đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài và nộp báo cáo đánh giá ngoài cùng các hồ sơ liên quan (nếu có) cho Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chính thức gửi báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở giáo dục và đề nghị thanh lý hợp đồng.

    saved-content
    unsaved-content
    26