Loading


Hoạt động kiến trúc được hiểu như thế nào? Nguyên tắc của hoạt động kiến trúc là gì?

Quản lý kiến trúc được hiểu như thế nào? Nguyên tắc của hoạt động kiến trúc là gì?

Nội dung chính

    Hoạt động kiến trúc được hiểu như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 điều 3 Luật Kiến trúc 2019 quy định về hoạt động kiến trúc như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    2. Hoạt động kiến trúc gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.

    Như vậy, hoạt động kiến trúc được hiểu là hoạt động kiến trúc bào gồm quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.

    Qua đó, tại khoản 6 điều 3 Luật Kiến trúc 2019 quy định về hành nghề kiến trúc là hoạt động nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiến trúc.

    Và tại Điều 10 Luật Kiến trúc 2019 quy định về yêu cầu quản lý kiến trúc như sau:

    - Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiến trúc quy định tại Điều 4 của Luật Kiến trúc 2019.

    - Bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc.

    - Bảo đảm an toàn cho con người, công trình kiến trúc và khu vực tập trung dân cư trước tác động bất lợi do thiên nhiên hoặc con người gây ra.

    - Không tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị và môi trường sinh thái.

    - Bảo đảm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

    Hoạt động kiến trúc được hiểu như thế nào? Nguyên tắc của hoạt động kiến trúc là gì? (Hình ảnh từ internet)

    Nguyên tắc của hoạt động kiến trúc là gì?

    Căn cứ điều 4 Luật Kiến trúc 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động kiến trúc như sau:

    - Tuân thủ Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.

    - Bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới. Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

    - Ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam bảo đảm hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

    - Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    Vi phạm quy định về hoạt động kiến trúc bị xử lý hành chính như thế nào?

    Căn cứ điều 11 Nghị định 16/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kiến trúc như sau:

    Vi phạm quy định về hoạt động kiến trúc
    1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với công trình yêu cầu phải thi tuyển.
    2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
    b) Không tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc theo quy định;
    c) Tổ chức thiết kế kiến trúc không đúng quy định.
    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng công trình;
    b) Buộc lập lại hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thiết kế kiến trúc đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng;
    c) Buộc tổ chức lập lại nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này đối với công trình chưa khởi công xây dựng.

    Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, “Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”.

    Như đã nêu ở trên, mức phạt tiền vi phạm hành chính cao nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hoạt động kiến trúc là 40 triệu đồng nếu là cá nhân, còn với tổ chức là 80 triệu đồng và phải khắc phục hậu quả sau vi phạm.

    saved-content
    unsaved-content
    73