Loading


Hoạt động lập dự toán số bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương và phương án vay, trả nợ của ngân sách địa phương được quy định như thế nào?

Hoạt động lập dự toán số bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương và phương án vay, trả nợ của ngân sách địa phương được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Hoạt động lập dự toán số bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương và phương án vay, trả nợ của ngân sách địa phương được quy định như thế nào?

    Hoạt động lập dự toán số bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương và phương án vay, trả nợ của ngân sách địa phương được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 14 Thông tư 69/2017/TT-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm. Cụ thể là:

    Việc lập dự toán số bội chi hoặc bội thu ngân sách địa phương và phương án vay, trả nợ của ngân sách địa phương thực hiện trên cơ sở: các cân đối lớn về ngân sách trong kế hoạch tài chính 05 năm của địa phương, dự báo cân đối thu, chi ngân sách địa phương theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách địa phương năm dự toán và 02 năm tiếp theo; dư nợ vốn vay của địa phương đến ngày 31 tháng 12 năm hiện hành; khả năng tối đa được phép vay thêm để bù đắp bội chi và trả nợ gốc của ngân sách địa phương từng năm, đảm bảo mức dư nợ vay của địa phương vào thời điểm cuối từng năm và cả thời gian 03 năm kế hoạch không vượt mức quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ; kèm theo các đánh giá, thuyết minh về:

    - Dự kiến nhu cầu chi trả nợ đến hạn của ngân sách địa phương (bao gồm trả nợ gốc, nợ lãi, phí và chi phí khác có liên quan) phát sinh năm dự toán và 02 năm tiếp theo; đồng thời, dự kiến các nguồn để chi trả nợ từng năm trong thời gian 03 năm kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;

    - Tổng mức vay của ngân sách địa phương để bù đắp bội chi và trả nợ gốc trong thời gian 03 năm kế hoạch, làm rõ tình hình thực hiện huy động các nguồn vốn (vay từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ nguồn Chính phủ vay về cho địa phương vay lại theo đúng cam kết giải ngân, vay từ các nguồn trong nước khác) năm trước và khả năng huy động năm sau; phân tích tác động của các nguồn vay nợ đối với số dư nợ của địa phương, làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài, như: quy mô nợ, điều kiện và năng lực trả nợ, biến động tỷ giá, lãi suất. Trong đó:

    Đối với chi trả nợ gốc, các địa phương chủ động bố trí từ các nguồn theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ để trả nợ đầy đủ các khoản nợ gốc đến hạn, đặc biệt là các khoản vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại; trường hợp hạn mức dư nợ vượt mức cho phép quy định tại khoản 6 Điều 7 của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, các nghị định của Chính phủ về một số cơ chế tài chính đặc thù đối với một số địa phương, các địa phương phải dành nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, giảm kế hoạch chi đầu tư công trung hạn để bố trí tăng chi trả nợ gốc, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá giới hạn dư nợ của địa phương theo quy định;

    Trường hợp các khoản vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại hoặc các khoản vay khác có điều kiện ràng buộc về mục tiêu sử dụng, địa phương phải chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương hoặc các đơn vị có liên quan hoàn thiện các thủ tục ký kết các thỏa thuận vay để có đủ cơ sở bố trí kế hoạch giải ngân vốn vay, dự kiến khả năng giải ngân của từng khoản vay để xây dựng kế hoạch vay nợ và bội chi ngân sách địa phương cho phù hợp. Trường hợp địa phương có kế hoạch vay để trả nợ gốc (địa phương không có bội chi hoặc số vay lớn hơn số bội chi), nhưng thực tế khoản vay mới có ràng buộc về mục tiêu sử dụng, thì địa phương phải có kế hoạch giảm chi đầu tư phát triển tương ứng và/hoặc sử dụng các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ để trả nợ gốc đến hạn và dùng nguồn vay mới để bù vào cho chi đầu tư phát triển;

    Trường hợp tổng hợp kế hoạch giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại theo các thỏa thuận vay đã ký làm cho số dư nợ của ngân sách địa phương cao hơn giới hạn theo quy định, thì địa phương phải có kế hoạch bố trí tang chi trả nợ gốc các khoản nợ khác để đảm bảo giải ngân vốn nước ngoài theo các thỏa thuận đã ký, đồng thời đảm bảo mức bội chi của ngân sách địa phương, tổng mức vay của ngân sách địa phương và dư nợ của ngân sách địa phương trong giới hạn theo quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    28