Loading


Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định 2023 được quy định như thế nào?

Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định 2023? Những tài sản cố định nào không phải tính hao mòn, khấu hao tài sản?

Nội dung chính

    Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định 2023 được quy định như thế nào?

    Ngày 24/04/2023, Chính phủ đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

    Thông tư 23/2023/TT-BTC thay thế Thông tư 45/2018/TT-BTC và bao gồm 04 Chương sau:

    Chương I: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

    Chương II: Quy định về quản lý tài sản cố định

    Chương III: Nguyên giá, hao mòn, khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định

    Chương IV: Điều khoản thi hành

    Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định 2023? (Hình ảnh từ Internet)

    Những tài sản cố định nào không phải tính hao mòn, khấu hao tài sản?

    Tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao có nội dung như sau:

    Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao

    ..

    3. Không phải tính hao mòn, khấu hao đối với:

    a) Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.

    b) Tài sản cố định đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

    c) Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giả trị nhưng vẫn còn sử dụng được (bao gồm cả tải sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết).

    d) Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

    ...

    Như vậy, các tài sản cố định không phải tính hao mòn, khấu hao gồm:

    - Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị

    - Tài sản cố định đặc thù theo quy định.

    - Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được.

    - Tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

    Những loại tài sản nào được xem là tài sản cố định hữu hình?

    Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC có quy định về phân loại tài sản cố định như sau:

    Phân loại tài sản cố định

    1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản:

    a) Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm:

    - Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở công vụ và nhà, công trình xây dựng khác.

    - Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.

    - Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.

    - Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.

    - Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.

    - Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

    - Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.

    b) Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:

    - Loại 1: Quyền sử dụng đất.

    - Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

    - Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

    - Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

    - Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

    - Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

    ...

    Như vậy, những loại tài sản được xem là tài sản cố định hữu hình bao gồm:

    - Loại 1: Nhà, công trình xây dựng, cụ thể:

    Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở công vụ và nhà, công trình xây dựng khác.

    - Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.

    - Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.

    - Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.

    - Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.

    - Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

    - Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.

    Lưu ý: Thông tư 23/2023/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 10/6/2023.

    saved-content
    unsaved-content
    56