Khi hàng xóm không ký giáp ranh xử lý thế nào?

Quy định pháp luật về cách xử lý trong trường hợp khi hàng xóm không ký giáp ranh?

Nội dung chính

    Khi hàng xóm không ký giáp ranh xử lý thế nào?

    Trường hợp hàng xóm không ký giáp ranh, có thể tham khảo một số cách dưới đây:

    (1) Vẫn tiếp tục tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

    Việc xác định ranh giới giữa các thửa đất liền kề trong quá trình đăng ký quyền sử dụng đất là rất quan trọng để đảm bảo chính xác và tránh tranh chấp.

    Nếu hàng xóm không đồng ý ký giáp ranh, không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về các trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất. Điều này có nghĩa rằng sự không đồng ý của hàng xóm trong việc ký giáp ranh không phải là căn cứ để từ chối hồ sơ trừ khi có tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được từ chối khi nhận được thông báo chính thức từ cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai.

    Theo đó, hàng xóm không ký giáp ranh thì vẫn có thể tiếp tục tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    (2) Dùng thông tin liên quan tới Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất của Cơ quan nhà nước

    Căn cứ điểm 2.4 khoản 2 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 8 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, nếu người sử dụng đất hoặc người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt thời gian đo đạc, khi đó việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất được cán bộ đo đạc, các bên liên quan còn lại và người dẫn đạc xác định theo thực địa và theo hồ sơ thửa đất liên quan (nếu có).

    Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất đã lập được đơn vị đo đạc chuyển cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa truyền thanh cấp xã và niêm yết công khai tại UBND cấp xã.

    Sau 15 ngày thông báo, nếu không có khiếu nại hoặc tranh chấp, ranh giới được xác định theo bản mô tả đã lập. Trường hợp sau 10 ngày từ khi nhận Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất liền kề không ký, không có văn bản tranh chấp thì người dẫn đạc ký xác nhận và ghi rõ lý do người sử dụng đất liền kề đó không ký xác nhận vào phần “lý do không đồng ý” trong Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất. Đơn vị đo đạc lập danh sách các trường hợp trên gửi UBND xã lưu hồ sơ đo đạc.

    (3) Hòa giải tranh chấp đất đai

    Căn cứ khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

    Hòa giải tranh chấp đất đai
    Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.
    Như vậy, khi hàng xóm từ chối ký giáp ranh, người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có thể tự hòa giải, nhờ hòa giải viên hoặc đề nghị UBND cấp xã hòa giải.
    Nếu không thành, có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị UBND cấp huyện/cấp tỉnh giải quyết. Sau khi tranh chấp được giải quyết, thủ tục cấp Giấy chứng nhận sẽ tiếp tục theo quy định.

    Như vậy, khi hàng xóm từ chối ký giáp ranh, người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có thể tự hòa giải, nhờ hòa giải viên hoặc đề nghị UBND cấp xã hòa giải. 

    Nếu không thành, có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị UBND cấp huyện/cấp tỉnh giải quyết. Sau khi tranh chấp được giải quyết, thủ tục cấp Giấy chứng nhận sẽ tiếp tục theo quy định.

    (4) Nộp đơn khởi kiện ra Tòa án

    Căn cứ khoản 14 Điều 26 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, hành vi cố ý ngăn cản việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng đất hợp pháp là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết theo loại việc của Tòa án nên khi người sử dụng đất nộp đơn và giấy tờ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện đó thì Tòa án sẽ tiếp nhận và thụ lý theo quy định pháp luật.

    Khi hàng xóm không ký giáp ranh xử lý thế nào?Khi hàng xóm không ký giáp ranh xử lý thế nào? (Hình từ internet)

    Các bước xác định ranh giới thửa đất được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

    Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
    1. Xác định ranh giới thửa đất
    1.1. Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
    1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
    Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.
    ...

    Theo quy định pháp luật, xác định ranh giới thửa đất được tiến hành theo các bước trên.

    Thay đổi ranh giới thửa đất có cần đăng ký biến động không?

    Theo Điều 133 Luật Đất đai 2024 có quy định về trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất như sau:

    Đăng ký biến động
    1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
    a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng; chuyển nhượng dự án có sử dụng đất;
    b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
    c) Thay đổi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trên giấy chứng nhận đã cấp không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
    d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
    [...]

    Như vậy, trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất thì cần phải đăng ký biến động đất đai theo quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    104
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT