Loading


Khi nào đơn vị kế toán cần thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm? Trường hợp nào đơn vị kế toán cần kiểm kê tài sản?

Khi nào đơn vị kế toán cần thực hiện kiểm kê tài sản hàng năm? Trường hợp nào đơn vị kế toán cần kiểm kê tài sản? Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được chia thành những loại nào?

Nội dung chính

    Trường hợp nào đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Luật Kế toán 2015 thì đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:

    - Cuối kỳ kế toán năm;

    - Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;

    - Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;

    - Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;

    - Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.

    Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.

    Trường hợp nào đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản? (Hình từ internet)

    Đơn vị kế toán phải thực hiện kiểm kê tài sản hằng năm vào khi nào?

    Căn cứ Điều 40 Luật kế toán 2015 quy định về kiểm kê tài sản như sau:

    1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.

    2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:

    a) Cuối kỳ kế toán năm;

    b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;

    c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;

    d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;

    đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.

    4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.

    Như vậy, đơn vị kế toán phải thực hiện kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm trừ các trường hợp khác được quy định ở trên. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản theo quy định pháp luật.

    Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được chia thành những loại nào?

    Theo Điều 41 Luật kế toán 2015 quy định bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán như sau:

    1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.

    2. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu kế toán đó; nếu tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp tài liệu hoặc bản xác nhận.

    3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.

    4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.

    5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:

    a) Ít nhất là 05 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;

    b) Ít nhất là 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

    6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ.

    Như vậy, thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán được phân thành: lưu trữ ít nhất 05 năm, ít nhất 10 năm và lưu trữ vĩnh viễn.

    saved-content
    unsaved-content
    22
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ