Loading


Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai khi sử dụng có cần lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an?

Có bắt buộc lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với việc sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai?

Nội dung chính

    Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai là gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định:

    Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai là khu vực thuộc xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; đảo; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng,an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở.

    Do đó, có thể hiểu những khu vực mà pháp luật quy định hạn chế hoặc cấm việc sử dụng, chuyển nhượng hoặc khai thác đất để bảo vệ an ninh quốc gia, môi trường, hoặc lợi ích công cộng. Các khu vực này có thể bao gồm vùng gần căn cứ quân sự, khu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử, hoặc những khu vực phục vụ công cộng. Việc tiếp cận và sử dụng đất ở những khu vực này phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo bảo vệ các yếu tố quan trọng.

    Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai là gì? (Hình từ internet)

    Có bắt buộc lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án đầu tư có sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai?

    Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định:

    - Đối với dự án đầu tư có sử dụng đất do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Việc lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

    - Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024 để thực hiện dự án đầu tư tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì phải lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định sau:

    + Người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất cho phép nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai;

    + Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

    + Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    - Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định tại Nghị định này và Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin đất đai.

    Do đó, phải lấy ý kiến của kiến Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong trường hợp dự án đầu tư do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất và trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024.

    Theo Luật Đất đai mới, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể nhận quyền sử dụng đất dưới các hình thức nào?

    Căn cứ Điều 28 Luật Đất đai 2024 thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất dưới các hình thức sau đây:

    - Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao;

    - Nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;

    - Nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

    -Được Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

    - Được Nhà nước cho thuê đất;

    - Nhận quyền sử dụng đất theo:

    - Kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận;

    - Thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;

    - Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;

    - Quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam;

    - Văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;

    - Văn bản về việc chia, tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất.Khu vực hạn chế tiếp cận đất đai khi sử dụng có cần lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an?

    saved-content
    unsaved-content
    27