Loading


Kiểm sát việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, của Trọng tài thương mại quy định như thế nào?

Kiểm sát việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, của Trọng tài thương mại quy định như thế nào? Có bao nhiêu văn bản quy định đi kèm?

Nội dung chính

    Kiểm sát việc thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, của Trọng tài thương mại quy định như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 15 Quy chế công tác Kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính (ban hành kèm Quyết định 810/QĐ-VKSTC năm 2016) thì nội dung này được quy định như sau:    

    - Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính, quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc của cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 68 Luật tố tụng hành chính năm 2015, Điều 17 và Điều 70 Luật phá sản năm 2014. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thi hành theo quy định của pháp Luật THADS (theo quy định tại Điều 142 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015; Điều 70 Luật phá sản năm 2014; các Điều 130, 131, 132 và 133 Luật THADS 2014).

    Trong quá trình giải quyết việc kiện theo thủ tục trọng tài thương mại, Trọng tài thương mại có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại các Điều 8, 48, 49, 50, 51 và 53 Luật trọng tài thương mại năm 2010.

    - Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát việc Cơ quan THADS thi hành các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, của Trọng tài thương mại theo quy định của pháp Luật THADS (các Điều 130, 131, 132 và 133 Luật THADS 2014; Điều 35 Nghị định 62/2015/NĐ-CP).  

    saved-content
    unsaved-content
    32