Loading


Kinh phí bảo trì chung cư có được dùng để xử lý nước thải ứ nghẹt không?

Kinh phí bảo trì chung cư có được dùng để xử lý nước thải ứ nghẹt không? Việc bàn giao kinh phí bảo trì chung cư được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Kinh phí bảo trì chung cư có được dùng để xử lý nước thải ứ nghẹt không?

    Theo quy định tại Điều 34 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD về các hạng mục sử dụng kinh phí bảo trì chung cư bao gồm:

    Các hạng mục của nhà chung cư được sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung để bảo trì
    1. Bảo trì các hạng mục, trang thiết bị và phần diện tích thuộc sở hữu chung quy định tại khoản 2 Điều 142 của Luật Nhà ở.
    2. Bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài kết nối với nhà chung cư, các công trình công cộng quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 142 của Luật Nhà ở.
    3. Xử lý nước thải ứ nghẹt, hút bể phốt định kỳ; cấy vi sinh cho hệ thống nước thải của nhà chung cư.
    4. Các hạng mục và trang thiết bị khác của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu chung của các chủ sở hữu nhà chung cư theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

    Như vậy, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư được dùng để xử lý nước thải ứ nghẹt

    Kinh phí bảo trì chung cư có được dùng để xử lý nước thải ứ nghẹt không? Kinh phí bảo trì chung cư có được dùng để xử lý nước thải ứ nghẹt không? (Hình từ Internet)

    Bảo trì chung cư có thực hiện theo nguyên tắc nào không?

    Theo quy định tại Điều 31 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD về các nguyên tắc bảo trì chung cư như sau:

    Nguyên tắc bảo trì nhà chung cư
    1. Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư để duy trì chất lượng của nhà ở và bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng nhà chung cư.
    2. Việc bảo trì phần sở hữu riêng không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu riêng của các chủ sở hữu khác và các hệ thống công trình, thiết bị thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư.3. Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích để ở và nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp nhưng không phân chia riêng biệt thì phần sở hữu chung của khu chức năng căn hộ, khu chức năng kinh doanh dịch vụ được thực hiện theo kế hoạch bảo trì do Hội nghị nhà chung cư thông qua và theo quy trình bảo trì tòa nhà, quy trình bảo trì thiết bị đã được lập theo quy định của Quy chế này.
    4. Việc bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp mà phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu căn hộ và khu chức năng kinh doanh dịch vụ được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
    a) Đối với phần sở hữu chung của khu căn hộ thì các chủ sở hữu khu căn hộ này thực hiện bảo trì theo kế hoạch hoặc theo quyết định đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua và quy trình bảo trì đã được lập;
    b) Đối với phần sở hữu chung của khu kinh doanh dịch vụ thì chủ sở hữu khu chức năng này thực hiện bảo trì theo quy trình bảo trì tòa nhà và quy trình bảo trì hệ thống thiết bị đã được lập theo quy định;
    c) Đối với phần sở hữu chung của cả tòa nhà thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm thực hiện bảo trì theo kế hoạch hoặc theo quyết định đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua và quy trình bảo trì đã được lập.
    5. Việc bảo trì phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng cụm nhà chung cư thực hiện.
    6. Chủ sở hữu, Ban quản trị chỉ được thuê cá nhân, đơn vị có đủ điều kiện, năng lực tương ứng với công việc cần bảo trì theo quy định để thực hiện bảo trì.
    7. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện bảo trì các hệ thống trang thiết bị, phần sở hữu chung mà thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều này thì có thể được thực hiện theo hình thức chào giá cạnh tranh hoặc theo các nguyên tắc đấu thầu hoặc hình thức lựa chọn khác, hình thức thực hiện có thể theo thỏa thuận khoản trọn gói hoặc tách riêng giữa chi phí nhân công và chi phí mua sắm vật liệu, thiết bị do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

    Như vậy, việc bảo trì chung cư được thực hiện theo các nguyên tắc như trên.

    Việc bàn giao kinh phí bảo trì chung cư được quy định như thế nào?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 153 Luật Nhà ở 2023 về việc bàn giao kinh phí bảo trì chung cư như sau:

    - Sau khi có quyết định công nhận Ban quản trị nhà chung cư từ cơ quan có thẩm quyền, Ban quản trị nhà chung cư phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí bảo trì. Ban quản trị sau đó gửi văn bản yêu cầu chủ đầu tư dự án bàn giao kinh phí bảo trì đã thu.

    - Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu của Ban quản trị, chủ đầu tư và Ban quản trị phải thống nhất quyết toán số liệu kinh phí bảo trì, làm cơ sở để tiến hành bàn giao kinh phí bảo trì theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

    - Dựa trên số liệu quyết toán kinh phí bảo trì, chủ đầu tư sẽ yêu cầu tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang quản lý tài khoản kinh phí bảo trì chuyển số tiền này cùng với lãi phát sinh sang tài khoản mà Ban quản trị nhà chung cư đã mở.

    - Tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng có trách nhiệm chuyển số tiền bảo trì theo số liệu đã được quyết toán giữa hai bên cho Ban quản trị. Các chi phí phát sinh trong quá trình chuyển giao sẽ được khấu trừ từ kinh phí bảo trì.

    saved-content
    unsaved-content
    50