Loading


Luật Đất đai mới 2024: Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì và Kiểm tra chuyên ngành đất đai là gì?

Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì? Thanh tra chuyên ngành đất đai có phải thanh tra người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai?

Nội dung chính

    Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì?

    Theo khoản 1 Điều 234 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai, kiểm toán đất đai
    Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.
    …..

    Theo đó thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc chấp hành đúng quy định về đất đai.

    Còn kiểm tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức và cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý đất đai nhằm là để đôn đốc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về đất đai, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, cũng như phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai căn cứ (theo khoản 2 Điều 234 Luật Đất đai 2024).

    Luật Đất đai mới 2024: Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì và Kiểm tra chuyên ngành đất đai là gì? Hình từ Internet)

    Thanh tra chuyên ngành đất đai có phải thanh tra người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 234 Luật Đất đai 2024 quy định về thanh tra chuyên ngành đất đai như sau:

    Thanh tra chuyên ngành đất đai
    ….
    5. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây:
    a) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý, sử dụng đất đai;
    b) Đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
    …..

    Theo đó nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành đất đai là thanh tra việc chấp hành pháp luật của người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Ngoài ra còn phải phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm đồng thời đôn đốc thực hiện chủ chương chính sách pháp luật đất đai.

    Thanh tra chuyên ngành đất đai và kiểm tra chuyên ngành đất đai khác nhau như thế nào?

    Đặc điểm Thanh tra chuyên ngành đất đai Kiểm tra chuyên ngành đất đai
    Khái niệm Hoạt động thanh tra chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai và các quy định liên quan. Hoạt động giám sát thường xuyên, liên tục nhằm đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách và pháp luật về đất đai.
    Mục đích Đánh giá việc thực hiện pháp luật, phát hiện và xử lý các vi phạm nghiêm trọng, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai, phát hiện sớm các vi phạm để có biện pháp khắc phục, phòng ngừa.
    Tính chất Chính thức, định kỳ hoặc đột xuất, có tính chất pháp lý cao. Liên tục, thường xuyên, mang tính chất hành chính.
    Đối tượng Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt là các trường hợp nghi ngờ vi phạm pháp luật. Toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng đất đai, từ cấp trung ương đến địa phương.

    Thủ trưởng cơ quan có bị xử lý vi phạm về quản lý đất đai không?

    Căn cứ theo Điều 240 Luật Đất đai 2024 quy định về Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ:

    Đối tượng bị xử lý vi phạm
    1. Người có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai;
    b) Thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất;
    c) Vi phạm quy định về lấy ý kiến, công bố, công khai thông tin; vi phạm quy định về trình tự, thủ tục hành chính; vi phạm quy định về báo cáo trong quản lý đất đai.
    2. Chính phủ quy định chi tiết các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ mà bị xử lý kỷ luật quy định tại khoản 1 Điều này.

    Theo đó Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ là đối tượng bị xử lý vi phạm.

    Ngoài ra việc cán bộ công chức về trình tự thủ tục và người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên được nhà nước giao để quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm.

    Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành đất đai được quy định thế nào ?

    Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành như sau:

    - Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai của Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Trưởng đoàn thanh tra do Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

    + Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

    - Chánh Thanh tra tỉnh, Trưởng đoàn thanh tra do Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

    + Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

    - Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất có quyền:

    + Phạt cảnh cáo;

    + Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

    + Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

    + Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

    + Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 123/2024/NĐ-CP.

    - Thanh tra Quốc phòng có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất quốc phòng theo quy định tại Nghị định này.

    - Chánh Thanh tra Công an tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ Công an có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất an ninh theo quy định tại Nghị định này.

    - Các chức danh Công an theo quy định tại Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính được xử phạt đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 123/2024/NĐ-CP theo thẩm quyền.

     

    saved-content
    unsaved-content
    298