Loading


Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo được ban hành vào năm nào? Có được khai thác đất trên quần đảo, hải đảo không?

Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo được ban hành vào năm nào? Có được khai thác đất trên quần đảo, hải đảo không? Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo?

Nội dung chính

    Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo được ban hành vào năm nào?

    Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo hiện nay đang được áp dụng là Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015.

    Quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.

    Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.

    Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015.

    Như vậy, Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo được ban hành vào 2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và vẫn đang còn hiệu lực thi hành.

    Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo được ban hành vào năm nào? Có được khai thác đất trên quần đảo, hải đảo không? (Ảnh từ Internet)

    Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo được ban hành vào năm nào? Có được khai thác đất trên quần đảo, hải đảo không? (Ảnh từ Internet)

    Có được khai thác đất trên quần đảo, hải đảo không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:

    Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo
    1. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với quần đảo, đảo được thực hiện như đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên trên đất liền theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
    2. Đối với quần đảo, đảo phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
    a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
    b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo, chất lượng đất;
    c) Khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản, nước ngầm; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi quần đảo, đảo;
    d) Khai hoang, chặt cây, xâm hại thảm thực vật; mang thực vật hoang dã ra khỏi quần đảo, đảo;
    đ) Săn bắt, mang động vật ra khỏi quần đảo, đảo; chăn thả gia súc, đưa sinh vật ngoại lai lên quần đảo, đảo;
    e) Thải hoặc đưa chất thải lên quần đảo, đảo.
    ...

    Theo đó, tại điểm c khoản 2 Điều 41 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 có quy định nghiêm cấm Khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá.

    Như vậy, không được khai thác đất trên quần đảo, hải đảo vì đây là hành vi bị nghiêm cấm.

    Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 41 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 thì được khai thác đất trên quần đảo, hải đảo khi thuộc trường hợp như:

    - Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của Nhà nước Việt Nam; thực hiện công tác quản lý nhà nước;

    - Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; thực hiện chương trình, đề án, dự án của Nhà nước;

    - Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;

    - Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

    Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định 42 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 quy định về nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

    Theo đó, 5 guyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định như sau:

    (1) Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.

    (2) Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.

    (3) Các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới phải được kiểm soát. Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịu tải môi trường của khu vực biển và hải đảo.

    (4) Ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịp thời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển.

    (5) Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.

    saved-content
    unsaved-content
    183